• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

65447
Tổng số truy cập:65447
Khách đang online: 115
Chán việc, chán nghề, có nên tìm việc mới?
Ngày đăng tin: 14/11/2021 21:05

Hầu hết chúng ta, khi mới ra trường đi làm đều cảm thấy yêu nghề và nhiệt tình trong công việc. Sau dần một khoảng thời gian làm việc, công việc cứ lặp đi lặp lại không có điểm nhấn, không có sự thay đổi nào khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán và tẻ nhạt. Những lúc này trong đầu chúng ta chỉ có suy nghĩ chán việc, chán nghề, có nên tìm việc làm mới? Cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của trang tuyển dụng Cevn.com nhé.

Xu hướng chung của một người sẽ cảm thấy nhàm chán dần khi họ phải làm một công việc suốt ngày lặp đi lặp lại, không có sự thay đổi mới nào, sau đó dần nảy sinh suy nghĩ, ý định bỏ nghề, bỏ việc để tìm kiếm công việc mới thú vị hơn. Trong những lúc như vậy, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định tìm việc làm mới. Điều quan trọng là bạn cần phải tự mình tạo cảm hứng để lấy lại động lực vượt qua giai đoạn chán nghề, chán việc. Bởi trong những lúc tâm trạng không được tốt, bạn dễ đưa ra những lựa chọn sai lầm.
 

Cách giúp bạn có thể dễ dàng vượt qua những giai đoạn khó khăn, chán nản trong công việc
 
Nếu bạn cũng nằm trong số này và cũng đang mông lung không biết đi đâu về đâu, băn khoăn liệu chán việc, chán nghề, có nên tìm việc mới? Trước khi có ý định bỏ việc, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Cevn nhé.
 
Thuận lợi khi chán việc, tìm việc làm mới
 
Đôi khi người ta không dễ dàng để chấp nhận từ bỏ công việc mình từng gắn bó nhiều năm với mức lương và thu nhập ổn định. Xong không hẳn là việc bỏ nghề để tìm kiếm công việc mới thú vị hơn không có lợi.
 
1. Cơ hội phát triển các kỹ năng mới
 
Tìm kiếm và thử sức với một công việc mới giúp bạn chấm dứt chuỗi ngày dài với một công việc nhàm chán và tẻ nhạt. Xong bên cạnh đó đây cũng là cơ hội để bạn có thể khám phá ra những khía cạnh mới của bản thân, có cơ hội để phát triển các kỹ năng mới và trải nghiệm mới, bên cạnh kỹ năng trình độ chuyên môn, bạn còn được làm quen và học hỏi thêm rất nhiều các kỹ năng mềm mà trước đó bạn vẫn còn thiếu.

2. Được theo đuổi đam mê
 
Nếu như công việc trước không phài là công việc mà bạn mơ ước thì đây là cơ hội để bạn có thể theo đuổi đam mê, lĩnh vực mà mình vẫn hằng mong ước, được phát huy các thế mạnh và chuyên môn của bản thân.
 
3. Có động lực để làm việc
 
Đơn giản, khi được làm những việc mà mình yêu thích, mỗi ngày đi làm bạn sẽ cảm thấy có động lực làm việc tốt hơn, có trách nhiệm với công việc hơn chứ không phải làm hời hợt cho xong.

4. Năng lực của bạn được đánh giá cao
 
Môi trường làm việc trước đây của bạn có thể có nhiều người giỏi, điều này khiến bạn trở nên bị "lu mờ" hơn. Hơn nữa cũng có thể đó không phải là công việc mà bạn yêu thích nên có thể bạn chỉ cố gắng làm cho xong việc chứ không cần đánh giá cao từ giám đốc và các nhà quản lý, vô hình chung họ không thể đánh giá cao năng lực của bạn. Xong nếu được làm công việc mà bạn yêu thích, khi đó bạn sẽ có động lực làm việc tốt hơn, kết quả làm việc tốt hơn, đồng nghiệp sẽ phải nhìn nhận và đánh giá năng lực của bạn cao hơn và có cơ hội để khẳng định giá trị bản thân mình.
 

Những điều bạn cần làm khi đã quá chán ghét công việc cũ hiện tại

Khó khăn và thách thức khi chán việc tìm việc mới
 
1. Lương không ổn định
 
Chưa kể đến những khó khăn khi phải thích nghi với công việc mới, khó khăn lớn nhất khi nhảy việc phải kể đến thu nhập, mức lương không ổn định. Chấp nhận nhảy việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ bắt đầu công việc mới từ con số 0, không có kinh nghiệm và được đào tào lại từ đầu. Như vậy bạn sẽ phải chấp nhận mức lương của một sinh viên mới ra trường. Đấy là còn chưa tính đến khoảng thời gian thất nghiệp để tìm và đi phỏng vấn công ty mới.

2. Phép thử sai số
 
Sẽ rất khó để bắt nhịp và thích nghi với một lĩnh vực mới. Đôi khi khởi đầu có thể thất bại và điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như suy nghĩ của bạn. Khi đó hầu hết chúng ta sẽ có suy nghĩ mình không hợp với nghề này, có lẽ nên trở về với công việc ban đầu đã làm. Cứ như thế bạn mãi không thoát được khỏi vòng luẩn quẩn. Bạn sẽ luôn băn khoăn nên tìm việc mới hay chấp nhận sống chung với công việc mình ghét? Điều này sẽ khiến bạn không có động lực làm việc, lúc nào cũng chấp chới và không ổn định.
 
3. Tự thân vận động
 
Thử sức với lĩnh vực mới, làm việc trong môi trường mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tự thân vận động, tự học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để thích nghi với nó.
 
4. Stress nhiều hơn
 
Rõ ràng khi bạn bắt đầu đi từ con số 0, chẳng có gì trong tay, khi đó áp lực công việc sẽ ngày càng nhiều hơn, cộng thêm cường độ làm việc phải tăng tốc hơn chứ không "đủng đỉnh" như trước, điều này dẫn đến tình trạng bị stress nhiều hơn.
 
Trên đây những mặt lợi và hại của việc chuyển nghề, nhảy việc mới. Nếu bạn có đang băn khoăn mình đã chán việc, chán nghề, có nên tìm việc mới, trước hết hãy cân nhắc và xem xét thật kỹ những mặt được và mất, đừng để một phút nông nổi mà phải ân hận về sau. Nếu bạn đã quyết tâm nhảy việc thì trước khi tìm việc mới, đừng quên làm mới CV xin việc nhé.
Số lượt đọc: 523 -