• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

66980
Tổng số truy cập:66980
Khách đang online: 957
Con đường từ nhân viên học việc, thực tập đến nhân viên chính thức
Ngày đăng tin: 31/10/2021 21:30

Quá trình từ nhân viên học việc, thực tập sinh đến nhân viên chính thức là con đường mà bất cứ ai cũng phải trải qua khi bước chân vào xã hội. Không ai sinh ra đã biết hết mọi thứ, không ai vừa ra trường đã làm được mọi việc trong nghề. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, là giai đoạn mà sai sót của bạn dễ dàng được cảm thông và tha thứ.

Dù ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào, bạn cũng sẽ được yêu cầu 1-2 tháng thử việc trước khi trở thành nhân viên chính thức của công ty. Đừng lầm tưởng rằng bạn qua vòng phỏng vấn thì chắc chắn sẽ được nhận. Quá trình thử việc mới là yếu tố quyết định liệu bạn có trở thành nhân viên chính thức hay không. Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập thì phần nào sẽ giúp ích cho quá trình thử việc thành công cao. Nhiều người cho rằng sinh viên không đi thực tập là một sai lầm. Bởi đây là cơ hội để bạn tích lũy kinh nghiệm, gia tăng cơ hội có được việc làm tốt. Không những vậy, bạn cũng sẽ thể hiện được năng lực của bản thân trong quá trình thử việc không chỉ với nhà tuyển dụng mà còn với tất cả đồng nghiệp.
 

Những điều bạn nên biết để nhanh chóng có thăng tiến trong công việc từ thực sinh đến nhân viên chính thức
 
5 điều bạn cần làm khi chuyển từ nhân viên học việc thành chính thức

1. Học hỏi các kỹ năng
 
Dù bạn có tấm bằng giỏi trong tay hay đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự trước đây thì môi trường làm việc mới vẫn có nhiều thứ để bạn học hỏi. Mỗi ngành nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn riêng và mỗi công ty cũng sẽ đòi hỏi ở bạn những kỹ năng đặc thù. Thay vì nghĩ rằng mình biết hết mọi thứ, bạn nên chú ý tiếp thu những chỉ dẫn từ quản lý và góp ý từ đồng nghiệp để giúp bản thân nhanh thích ứng với vai trò mới.
 
Kiến thức chuyên môn là một chuyện, thái độ làm việc và tinh thần học hỏi của bạn trong thời gian này cũng sẽ được đánh giá tương đối khắt khe, vì thế hãy cố gắng hoàn thành tốt nhất dù là công việc nhỏ nhất. Rèn luyện các kỹ năng mềm còn thiếu khác mà công việc yêu cầu nếu cần.
 
2. Gia tăng giá trị
 
Công ty không phải trường học miễn phí cho bạn hay bất cứ ai cả, họ sẽ không dạy bạn mà không đòi hỏi điều gì. Trong quá trình học hỏi, đồng thời bạn cũng phải tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất có thể và đóng góp giá trị vào thành quả chung của tổ chức.
 
Ở một số vị trí mang tính cạnh tranh cao, không chỉ có một mình bạn thử việc hay làm cộng tác viên ở vị trí đã ứng tuyển mà còn cơ số người khác và sau thời gian thử việc, hay kết thúc quá trình làm cộng tác viên nhà tuyển dụng sẽ quyết định ai đi ai ở. Điều này bắt buộc bạn phải tạo ra giá trị lớn hơn và làm việc hiệu quả hơn các ứng viên khác để có cơ hội trở thành nhân viên chính thức.
 
3. Làm việc có kỷ luật
 
Có năng lực thôi chưa đủ, nhân cách và thái độ làm việc của bạn cũng cần được chú trọng. Đi làm đúng giờ (nên đi sớm hơn giờ làm 15 phút, tránh đi sát giờ), mặc trang phục theo quy định, làm thêm giờ nếu chưa hoàn thành công việc trong ngày,... cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của bạn. Nhân viên tuân thủ giờ giấc, kỷ luật là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của bất cứ tổ chức nào.
 

Để nhanh chóng có sự chuyển biến trong công việc bạn cần trang bị những kỹ năng cần thiết
 
4. Yêu cầu thêm trách nhiệm
 
Nếu bạn cảm thấy công việc quá ít, năng lực của bản thân không có đất dụng võ thì còn ngần ngại gì mà không đề nghị quản lý giao thêm nhiệm vụ cho bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện bản thân, để thời gian nhàn rỗi thì người thiệt thòi sau cùng sẽ là bạn.
 
Nếu bạn chỉ ngồi đó đợi cấp trên giao việc hay chỉ làm việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu của quản lý, bạn sẽ không bao giờ chứng tỏ được giá trị thực sự của mình. Yêu cầu thêm công việc từ cấp trên còn cho thấy bạn là người cầu tiến và muốn có cơ hội phát triển trong công ty. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn có thể đảm nhận được, không nên quá ôm đồm mà ép buộc bản thân.
 
5. Hòa hợp với đồng nghiệp
 
Hòa hợp với đồng nghiệp và văn hóa công ty là điều không thể thiếu khi bạn muốn trở thành nhân viên chính thức và làm việc lâu dài cho tổ chức. Một điều chắc chắn rằng sếp sẽ hỏi ý kiến quản lý trực tiếp và đồng nghiệp khác làm việc với bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, đừng quên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp ngay từ những ngày còn học việc, đó sẽ là nền tảng để củng cố tinh thần làm việc nhóm về lâu dài.
 
Để có được vị trí việc làm thực tập tại các công ty, doanh nghiệp thì bạn cần phải tìm kiếm địa chỉ có ngành nghề phù hợp với chuyên ngành đang theo học. Các bước xin thực tập cũng không quá khó khăn, tuy nhiên, tùy từng công ty, doanh nghiệp có những yêu cầu riêng. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin thực tập để có thể hoàn thiện các thủ tục khi nhà trường yêu cầu đi thực tập nhanh chóng.
Số lượt đọc: 470 -