• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69206
Tổng số truy cập:69206
Khách đang online: 385
Những câu hỏi "đắt giá" nên hỏi nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 19/10/2021 11:42

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn xin việc là cách duy nhất để tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi trước một bước bằng cách hỏi những câu hỏi "đắt giá" trước khi phỏng vấn.

Cụ thể là khi nhận được cuộc gọi mời tham dự phỏng vấn, bạn có thể tận dụng cơ hội này để hỏi thêm nhà tuyển dụng về yêu cầu công việc, vị trí đang ứng tuyển, văn hóa doanh nghiệp, v.v. để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc sắp tới.
 

Tham khảo một số câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn
 
I. Vì sao ứng viên cần đặt câu hỏi trước phỏng vấn?
 
Trong suốt quá trình ứng tuyển, tìm việc làm, không chỉ nhà tuyển dụng lựa chọn và đánh giá bạn mà bạn cũng có quyền đánh giá và lựa chọn cho mình môi trường tốt nhất, phù hợp nhất. Khi CV xin việc được thông qua, bạn sẽ được mời phỏng vấn - một bước quan trọng bậc nhất quyết định bạn có được nhận việc hay không.
 
Nhìn chung, các cuộc phỏng vấn xin việc đều khá căng thẳng, phần nhiều là do bạn lo lắng. Có một cách giúp bạn giữ vững tâm lý và phỏng vấn hiệu quả hơn, đó là chuẩn bị sẵn sàng và không ngại đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Một số thông tin cần thiết bạn có hỏi ngay qua điện thoại/email mời phỏng vấn, đó là quyền lợi của bạn và không có gì phải ngại hay xấu hổ.
 
Hỏi rõ thông tin sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn, thậm chí là xem xét lại quyết định có đến phỏng vấn hay không. Thông thường, những công ty chuyên nghiệp, có quy trình tuyển dụng rõ ràng sẽ minh bạch về thông tin và hoàn toàn thoải mái khi trả lời câu hỏi của bạn.
 
II. Nên hỏi nhà tuyển dụng những gì trước phỏng vấn?​
 
1. Anh/chị là nhân viên tuyển dụng nội bộ hay headhunter?
 
Mục đích của câu hỏi này là biết được liệu công ty mình đang ứng tuyển sử dụng chuyên viên tuyển dụng nội bộ hay sử dụng dịch vụ headhunter của một bên thứ ba.
Hai vị trí này sẽ tạo nên sự khác biệt lớn trong cách bạn đặt những câu hỏi tiếp theo. Chẳng hạn, nếu là chuyên viên tuyển dụng nội bộ thì họ sẽ nắm chắc thông tin về văn hóa của công ty nhưng với nhà tuyển dụng từ bên thứ ba, bạn có thể hỏi họ các vị trí tiềm năng khác.
 
2. Công ty mong đợi những gì ở ứng viên tiềm năng?
 
Dĩ nhiên bạn có thể tham khảo từ bản mô tả công việc hay quảng cáo tuyển dụng, nhưng nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có thêm nhiều thông tin quý giá. Đừng bỏ lỡ cơ hội xác định liệu vai trò này có hợp với mình không. Nếu có, đây chính là cách bạn định hình câu trả lời cho buổi phỏng vấn chính thức.
 
3. Khoảng bao lâu thì nhận được kết quả sau buổi phỏng vấn?
 
Ứng viên thường mất vài tuần để nhận được phản hồi sau buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi thời gian lại chỉ tính bằng ngày. Do đó, hãy tranh thủ hỏi xem quá trình tuyển dụng của công ty lần này kéo dài bao lâu để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.
 
4. Anh/chị có cảm nhận gì về văn hóa doanh nghiệp mình?
 
Việc tìm hiểu mức độ phù hợp của bản thân với văn hóa công ty trước khi tham gia phỏng vấn là vô cùng cần thiết. Hầu hết ứng viên chỉ tiếp cận từ trang web hay Facebook chính thức của công ty nhưng thực tế cho thấy, những gì thể hiện trên nền tảng mạng xã hội là không hoàn toàn đáng tin cậy. Chính vì vậy, nếu có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với nhà tuyển dụng qua điện thoại, tại sao bạn không tận dụng để khai thác thông tin?
 
5. Mức lương khởi điểm thường vào khoảng bao nhiêu?
 
Đây là câu hỏi khá nhạy cảm trong một buổi phỏng vấn xin việc trang trọng nhưng bạn hoàn toàn có thể hỏi nhà tuyển dụng từ trước đó. Sau cùng thì mục đích của những câu hỏi này là xác định xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Và nếu bạn không nhận được những gì mình cần, việc tham gia buổi phỏng vấn không còn cần thiết nữa.
 
Tuy nhiên, bạn buộc phải giữ thái độ lịch sự, đúng mực khi hỏi về mức lương. Hãy thử tiếp cận bằng cách: "Tôi chỉ muốn khẳng định vị trí này phù hợp với nhu cầu của mình. Liệu anh/chị có thể chia sẻ về mức lương khởi điểm hay chế độ đãi ngộ được không?". Mặt khác, nhà tuyển dụng cũng có thể chủ động hỏi bạn về mức lương kỳ vọng nên hãy chuẩn bị trước câu trả lời nhé.
 
6. Ai sẽ là người phỏng vấn tôi?
 
Đặc biệt khi người bạn đang nói chuyện là chuyên viên tuyển dụng nội bộ, có thể họ sẽ đưa ra một cái tên và chức danh công việc cụ thể. Từ đó, bạn sẽ hình dung được phần nào những câu hỏi có thể xuất hiện trong buổi phỏng vấn chính thức. Thậm chí nếu được, dành thời gian tìm hiểu về người phỏng vấn qua trang web hoặc Facebook của công ty cũng là một cách hay.
 
7. Liệu có quy định gì về trang phục khi tham gia buổi phỏng vấn không?
 
Mỗi công ty lại có quy định riêng về trang phục công sở nên việc tìm hiểu trước về cách ăn mặc khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp thể hiện thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc của bạn.
 

Việc đặt ra những câu hỏi hay trước khi phỏng vấn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
 
8. Tôi nên chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn như thế nào?
 
Nếu may mắn, bạn có thể được đề nghị tham gia một cuộc phỏng vấn giả tưởng. Nhưng ngay cả khi không như vậy, hãy thử hỏi những câu hỏi thường gặp mà bạn nên chuẩn bị trước. Dù cho câu trả lời là không, bạn cũng không hề mất gì cả.
 
9. Tôi có cần chuẩn bị thêm gì không?
 
Đừng ngại khai thác những thông tin bên lề như buổi phỏng vấn dự kiến kéo dài bao lâu, có phải di chuyển không hoặc ứng viên cần chuẩn bị thêm gì, v.v. Tất cả đều phục vụ cho việc xác định liệu vị trí này có đáng để bạn tiếp tục theo đuổi.
 
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ trước khi phỏng vấn nếu đưa ra những câu hỏi trên với thái độ lịch sự, đúng mực. Thậm chí bạn sẽ được nhớ đến như một ứng viên vô cùng chuyên nghiệp và nghiêm túc với nghề.
Số lượt đọc: 431 -