• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69248
Tổng số truy cập:69248
Khách đang online: 402
"Ghosting" ảnh hưởng thế nào đến quy trình tuyển dụng nhân viên?
Ngày đăng tin: 17/10/2021 17:49

Bạn đã bao giờ đi phỏng vấn xin việc và sau đó không nghe thấy bất cứ thông tin hay thông báo gì từ nhà tuyển dụng ngay cả sau khi bạn đã gửi email hỏi lại? Điều này được gọi là "Ghosting" (Bóng ma) trong tuyển dụng, rất hay xảy ra trong thực tế. Vậy Ghosting ảnh hưởng thế nào đến quy trình tuyển dụng nhân viên?

Trước đây, "Ghosting" là điều mà nhiều nhà tuyển dụng làm với các ứng viên. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, nhà tuyển dụng dường như đã quên các nhược điểm của "Ghosting" đó là làm mất đi lượng ứng viên tiềm năng mới và ảnh hưởng tới thương hiệu tuyển dụng.
 

"Ghosting" là gì? ảnh hưởng tới quy trình tuyển dụng ra sao?
 
I. Khi ứng viên bắt đầu cư xử kiểu "Ghosting"
 
Trong các thời điểm khi tỷ lệ thấp hơn trước đây, vị thế của ứng viên và nhà tuyển dụng có nhiều thay đổi. Trước đây nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp thường xuyên cư xử kiểu Ghosting với ứng viên thì ngày nay mọi thứ đã xoay chiều. Rất nhiều ứng viên không liên lạc lại, phản ứng lại với lời mời phỏng vấn hoặc mời làm việc của nhà tuyển dụng chỉ vì thời gian phản hồi hơi lâu hoặc đơn giản là họ không còn hứng thú với công việc và công ty.
 
Trên thực tế, sự quay vòng này có thể nói là "công bằng". Một số người lý giải rằng vì sao ứng viên phải tránh Ghosting với nhà tuyển dụng trong khi chính họ bị Ghosting suốt nhiều năm? Về cơ bản, nhà tuyển dụng và ứng viên nên đối xử tôn trọng lẫn nhau. Ghosting ảnh hưởng không tốt đến cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Nhìn chung, đây là một kiểu cư xử tệ trong tuyển dụng.

II. "Ghosting" ảnh hưởng thế nào đến quy trình tuyển dụng nhân viên?
 
1. Nhà tuyển dụng là chuyên gia quan hệ công chúng
 
Ban đầu, nhận định này có thể vấp phải sự phản đối vì nhà tuyển dụng không làm việc với truyền thông, báo chí và không chịu trách nhiệm cho bộ phận marketing của công ty, vậy tại sao họ cần lo lắng về vấn đề thương hiệu tuyển dụng và quan hệ công chúng?
 
Để trả lời câu hỏi này, là một nhà tuyển dụng bạn nên tự hỏi phần lớn thời gian mình nói chuyện với ai: Ứng viên, nhân viên,...? Bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều ứng viên nhưng đa số họ không trở thành nhân viên chính thức. Bản chất của tuyển dụng là như vậy.
 
Nếu bạn cư xử kiểu Ghosting, thiếu chuyên nghiệp với ứng viên và lưu lại ấn tượng xấu với họ, họ sẽ kể những câu chuyện này với bạn bè, người quen, các hội nhóm trong lĩnh vực và khiến doanh nghiệp của bạn mất đi những ứng viên tiềm năng, tài giỏi trong tương lai. Ghosting trong tuyển dụng có thể gây hại cho sự tăng trưởng bền vững của công ty. Danh tiếng xấu là thứ mà một khi đã xảy ra thì rất khó khắc phục.
 
2. Giới thiệu nội bộ giảm
 
Một trong những nguồn ứng viên tiềm năng tốt nhất cho công ty là từ lời giới thiệu của các nhân viên hiện tại. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình và có xu hướng quen biết những người như họ hoặc giỏi hơn họ. Thế nhưng, giả sử những người được họ giới thiệu ứng tuyển, phỏng vấn và không bao giờ nhận được phản hồi, họ sẽ nói lại với nhân viên trong công ty về tình trạng thực tiễn.
 
Lúc này, trước hết nhân viên của bạn sẽ không bao giờ giới thiệu ứng viên cho bạn nữa. Thứ hai, họ có thể cân nhắc rời đi vì cảm thấy môi trường, văn hóa doanh nghiệp không đủ chuyên nghiệp. Đây là một tổn thất lớn cho bất kỳ công ty nào vì mất đi nhân tài và cả nguồn "tài nguyên" có giá trị.
 Xem thêm: Làm thế nào để nâng cao chất lượng của quy trình tuyển dụng?
 

Lý do "Ghosting" xảy ra trong tuyển dụng
 
III. Tại sao "Ghosting" trong tuyển dụng lại xảy ra?
 
Ghosting xảy ra chủ yếu vì mọi người cho rằng mình "không có thời gian" hoặc đơn giản là cảm thấy ứng viên hoặc nhà tuyển dụng không phù hợp, không còn hấp dẫn. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Ghosting gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng bị tổn hại danh tiếng của công ty, mất đi nguồn ứng viên tiềm năng, trong khi ứng viên cư xử kiểu Ghosting có thể khiến tên họ bị liệt kê vào "danh sách đen" và mất uy tín, khó tìm việc tốt sau này.
 
Rõ ràng, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều không có nhiều thời gian, ai cũng bận rộn. Mặc dù vậy, đối xử với nhau một cách lịch sự, minh bạch là điều cần thiết và nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian về lâu dài. Bạn sẽ tăng cường danh tiếng tích cực, xây dựng hệ thống nhân viên tài năng cho tương lai của công ty và nhận được lời giới thiệu từ các nhân viên hiện tại.
Số lượt đọc: 415 -