• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

114681
Tổng số truy cập:114681
Khách đang online: 550
Trả lời thế nào nếu nhà tuyển dụng hỏi: Bạn là Leader hay Follower?
Ngày đăng tin: 10/11/2021 09:40

Nhà tuyển dụng có vô số cách để tìm hiểu và đánh giá ứng viên, trong đó, phổ biến nhất là đặt ra những câu hỏi mở, câu hỏi có thể lựa chọn. Việc ứng viên lựa chọn thế nào sẽ phản ánh cách bạn tự nhìn nhận về bản thân. Vậy, bạn đã biết trả lời sao nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn là Leader hay Follower chưa?

Đảm nhận vị trí nào cũng vậy, sẽ có những lúc nhiệm vụ của bạn là dẫn dắt, quản lý một dự án nhưng cũng nhiều khi bạn được điều động đi hỗ trợ một người khác. Câu hỏi bạn là Leader hay Follower xuất hiện ngày một nhiều trong các buổi phỏng vấn xin việc. Xác định được vai trò và chức năng của bản thân trong công việc ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của chính ứng viên sau này.


Cách trả lời câu hỏi "bạn là Leader hay Follower?"

1. Mối tương quan giữa Leader - Follower
 
Thực chất, các mối quan hệ trong môi trường công việc cơ bản được phân làm hai vai trò chính Leader - người lãnh đạo và Follower - người được lãnh đạo. Cấp cao thì sẽ có cấp cao hơn, bản thân mỗi phần tử của một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả đều cần có khả năng đảm đương cả hai vai trò này.
 
Thực tế cho thấy, sự phát triển của xã hội nói chung và công nghệ nói riêng đã rút ngắn khoảng cách giữa người lãnh đạo và nhân viên, không chỉ về mặt tự duy mà còn về cả năng lực, phẩm chất và kỹ năng. Chịu sự lãnh đạo, chi phối và dẫn dắt bởi một người khác không có nghĩa bạn là người không chủ động, không có sức ảnh hưởng.
 
Mối quan hệ giữa Leader và Follower là hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng hướng tới một mục đích chung. Trong tình huống đó, nhân viên có nghĩa vụ nghe theo chỉ đạo cấp trên nhưng cũng phải cảnh giác và chủ động góp ý trước những quyết định chưa được sáng suốt.
 
Có thể nói, Leader đi lên từ một Follower. Từ môi trường làm việc, những người followers học được cách hòa đồng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau. Trong tập thể những người followers luôn tồn tại sự ganh đua, tạo động lực cho mỗi người không ngừng trau dồi bản thân, từ đó làm việc hiệu quả hơn. Những phẩm chất này dần dần được bồi dưỡng, đến một lúc nào đó khiến người ta đủ chín chắn và kinh nghiệm để trở thành người lãnh đạo, hướng dẫn cấp dưới của mình. Đồng thời, họ vẫn tiếp tục hoạt động với tư cách một follower bởi trên họ vẫn còn những người cấp cao hơn.

2. Leader hay Follower - Đáp án nào cho bạn?
 
Có một sự thật là câu hỏi này không hề có đáp án cố định, cũng không có đúng sai, tất cả phụ thuộc vào bản thân từng ứng viên. Nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn có thể thích ứng, có đủ năng lực và kỹ năng để vừa làm việc như một người dẫn dắt, đưa ra chỉ đạo, vừa đảm đương được trách nhiệm của một người thực thi mệnh lệnh và nhiệm vụ được giao hay không.
 


Ứng viên có kỹ năng xử lý tình huống tốt trong phỏng vấn sẽ được đánh giá cao

Đã có nhiều trường hợp ứng viên đơn giản nghĩ nhà tuyển dụng đương nhiên đề cao kỹ năng lãnh đạo hơn cả và chỉ đưa ra đáp án là Leader. Tuy nhiên, người phỏng vấn mong muốn một câu trả lời có chiều sâu hơn, suy nghĩ rộng hơn và phải kèm theo được lời lý giải cho quan điểm của mình. Đối với loại câu hỏi nước đôi như thế, vận dụng kinh nghiệm hay một câu chuyện bản thân từng trải qua là phương pháp trả lời hiệu quả nhất.
 
Kinh nghiệm rút ra, khi gặp câu hỏi này, hãy chứng minh bạn có thể đảm đương cả hai vai trò cùng một lúc. Lấy ví dụ một tình huống cần bạn lãnh đạo, tổ chức, đồng thời chia sẻ cả những lúc hỗ trợ, thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên chỉ thị nhé!
 
Bằng cách chứng minh bản thân có đủ phẩm chất của cả Leader và Follower, thích ứng tốt với vị trí công việc, bạn đã thành công gây ấn tượng với người phỏng vấn rồi đấy! Với những thông tin Cevn vừa cung cấp, bạn đã tìm được đáp án lý tưởng nhất cho câu hỏi này chưa?
Số lượt đọc: 611 -