• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111771
Tổng số truy cập:111771
Khách đang online: 230
Cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp
Ngày đăng tin: 14/04/2022 12:21

Bằng cách nắm được quy trình, cách thức ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp, rất có thể bạn sẽ nhận ra rằng, hành trình đến với vị trí việc làm mơ ước không khó như bạn từng nghĩ.

Khác với quan điểm khi ứng tuyển việc làm "chỉ cần" gửi hồ sơ tới nhà tuyển dụng, sau đó chờ đợi là xong, thực tế, cách ứng tuyển việc làm khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, có thể giúp bạn trúng tuyển hoặc bị loại. Ứng tuyển việc làm được cho là một quy trình cần chuẩn bị khá nhiều, đòi hỏi ứng viên chú trọng đến loạt tiểu tiết để đảm bảo sự hoàn hảo, chuyên nghiệp nhất.


Làm thế nào để ứng tuyển việc làm nhanh, hiệu quả?

1. Các bước chuẩn bị trước khi ứng tuyển việc làm
 
Như đã đề cập, có nhiều bước trong quy trình ứng tuyển việc làm. Để khi ứng tuyển bạn có thể tự tin vào cơ hội được mời phỏng vấn thì các bước chuẩn bị cũng không hề đơn giản.

1.1. Hiểu về bản thân, sở thích, công việc muốn làm
 
Có một thực tế là ngay cả những ứng viên đã có kinh nghiệm cũng chưa chắc chắn đã hiểu về bản thân - thực sự yêu thích công việc nào, lĩnh vực nào và có thế mạnh ở mảng nào, điểm yếu cần khắc phục ra sao. Dĩ nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có thể gắn bó với công việc yêu thích, nhưng lý tưởng nhất, hãy cố gắng tìm ra điều gì khiến bạn thấy có hứng thú, có động lực và có năng lực thực hiện.

Làm các bài trắc nghiệm để tìm hiểu về tính cách, hành vi sẽ là một phương pháp để bạn hiểu bản thân đầy đủ và chính xác, có hệ thống. Trắc nghiệm tính cách MBTI, trắc nghiệm DISC sẽ chỉ ra cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về chính mình đấy.

1.2. Thế mạnh và điểm yếu
 
Cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp chỉ ra rằng, sở dĩ trong một số trường hợp bạn bị loại hoặc được nhận vào làm rồi lại thấy "chán việc" và nhanh chóng từ bỏ (hoặc bị đào thải) là vì đã ứng tuyển các vị trí không thực sự phù hợp với thế mạnh của mình. Sẽ thật tệ nếu chính bạn cũng không biết đâu là điểm mạnh, nổi bật của bản thân để cạnh tranh với ứng viên khác và tỏa sáng.

Nếu chưa chắc chắn về mình, bạn có thể làm các trắc nghiệm như trắc nghiệm đa trí thông minh MI để biết về kiểu trí thông minh mình có (chẳng hạn trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh vận động cơ thể, trí thông minh logic - toán học,...), sau đó bạn sẽ định hướng tốt hơn.


Để lựa chọn vị trí ứng tuyển phù hợp, biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là điều cần thiết

1.3. Lựa chọn theo lĩnh vực mới hoàn toàn hay lĩnh vực đã có kinh nghiệm
 
Đây cũng là một yếu tố bạn nên nghiêm túc cân nhắc và suy nghĩ. Không khó để thấy có nhiều bạn sau khi tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành nhưng lại không phù hợp, những ứng viên làm một công việc suốt 3, 4 năm lại bất ngờ chuyển ngành,...

2. Chọn kênh tìm việc và tìm cơ hội việc làm phù hợp
 
Sau khi có sự chuẩn bị ở bước đầu của quá trình ứng tuyển việc làm, đã đến lúc bạn chuyển sang bước tiếp theo - tìm việc phù hợp ở đâu.

Ngày nay, đa số cơ hội việc làm đều được tìm kiếm, phát hiện qua các kênh trực tuyến. Những lựa chọn phổ biến nhất cho ứng viên để bạn tìm cơ hội việc làm nhanh chóng, thích hợp nhất cho mình gồm có:
  • Trang web việc làm: Có nhiều website tuyển dụng và tìm việc làm mà bạn có thể truy cập như Indeed hay Vietnamworks, CareerBuilder,... Đặc trưng của các trang này là phổ biến và có lịch sử hoạt động lâu dài, tuy nhiên, số lượng việc làm thì vẫn bị giới hạn do nhà tuyển dụng phải trả một khoản phí tương đối đắt đỏ để đăng tin. Không chỉ vậy, rất có thể, bạn sẽ thấy nhiều công việc trùng lặp, vừa thấy ở trang này, sang trang khác vẫn sẽ thấy.
  • Mạng xã hội: Các trang mạng xã hội hiện nay không chỉ là kênh giải trí mà còn là một kênh kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên. Có những fanpage, group việc làm chung hoặc việc làm theo ngành nghề mà bạn có thể join và follow để tìm việc. Tuy nhiên, kênh mạng xã hội để tìm việc vẫn tồn tại một số nguy cơ nhất định như lừa đảo hoặc tin tuyển spam,... khó theo dõi và dễ bỏ lỡ cơ hội việc tốt lương cao.
  • Website doanh nghiệp: Từ quan điểm của ứng viên, website của công ty, tổ chức là đáng tin cậy. Dù vậy, kênh tìm việc làm này chỉ hiệu quả trong trường hợp bạn đã biết về công ty đó và "để ý" thường xuyên, biết thời điểm công ty cập nhật tin tuyển trên trang. Các doanh nghiệp lớn có thể chuộng kênh đăng tuyển này hơn các hình thức khác.
  • Diễn đàn (forum): Không thực sự phổ biến như trước đây nhưng vẫn tồn tại những diễn đàn chuyên ngành, chuyên môn mà nhà tuyển dụng có thể tuyển nhân sự qua đó, bạn cũng có thể tham gia và ứng tuyển việc làm khi thấy cơ hội phù hợp.
Rõ ràng là mỗi kênh tìm việc đều có các ưu điểm và những vấn đề nhất định (với cả nhà tuyển dụng và ứng viên). Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có kênh tìm việc nào có thể giúp ứng viên đơn giản hóa khi tìm việc nói riêng và toàn bộ quy trình ứng tuyển việc làm nói chung hay không?

Nhiều ứng viên đã và đang lựa chọn tìm việc và ứng tuyển tại nền tảng kết nối nhân sự toàn diện Cevn với những lý do sau đây:

Nguồn việc làm phong phú: Với công nghệ hiện đại trong tuyển dụng, Cevn thu gom việc làm từ tất cả các nguồn trên internet nên lượng việc làm trung bình nhiều gấp từ 5 - 7 lần so với website truyền thống. Hệ thống sàng lọc tránh trùng lặp nên bạn sẽ không lo "bắt gặp" các tin tuyển trùng nhau.
Được gợi ý việc làm phù hợp: Hệ thống sẽ dựa vào từ khóa công việc bạn tìm kiếm, thông tin về học vấn, kinh nghiệm của bạn trong CV xin việc lưu trên Cevn để gửi thông tin việc làm real time đến bạn. Tiện ích này giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian tự mình tìm kiếm, sàng lọc và đồng thời cũng có thể giúp bạn tiếp cận được với những phù hợp nhất cho mình.
Được tạo CV miễn phí với bộ công cụ CV Pro: 50+ mẫu CV được thiết kế đẹp, phân loại cho từng đối tượng ứng viên (có kinh nghiệm, chưa có kinh nghiệm, ứng viên vị trí thực tập sinh,...), theo ngành nghề cụ thể, có hướng dẫn chi tiết cách viết CV xin việc là công cụ để bạn đảm bảo có CV chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh.
 

Kho mẫu CV đa dạng, bắt mắt, được thiết kế riêng cho từng ngành nghề
  • Có thể lưu CV, ứng tuyển trực tuyến ngay trên trang: Sau khi tạo CV, bạn có thể tải về máy (định dạng PDF) để ứng tuyển qua email và lưu ngay file trên hệ thống để ứng tuyển khi thấy công việc mơ ước của mình.
  • Được tiếp cận với nhiều tri thức tuyển dụng, tìm việc làm từ các chuyên gia nhân sự hàng đầu: Cẩm nang việc làm của Cevn với nhiều nội dung như kinh nghiệm tìm việc, phỏng vấn, cách phát triển các bộ kỹ năng, cách đặt mục tiêu nghề nghiệp giúp thăng tiến sự nghiệp,... giúp bạn phát triển bản thân.
Ngoài các phương pháp tìm việc trực tuyến, vẫn tồn tại những kênh tìm việc khác bạn có thể tham khảo và sử dụng - như tìm việc trực tiếp (chủ yếu là với các công việc phổ thông ở những khu công nghiệp, công ty sản xuất, cửa hàng, nhà hàng,...) hoặc qua giới thiệu của người thân, người quen.

3. Đọc JD, tìm hiểu thông tin về công ty trước khi ứng tuyển
 
Ngay cả khi thấy việc làm có vẻ phù hợp với mình, bạn cũng đã chuẩn bị sẵn sàng CV và các tài liệu khác để ứng tuyển thì đừng vội gửi ngay lập tức. Có những lưu ý bạn cần quan tâm là:
  • Đọc JD là bước quan trọng, cần highlight thông tin chính, keyword - qua đó bạn sẽ tự có đánh giá mức độ phù hợp của mình, đồng thời các keyword giúp bạn điều chỉnh CV, thư xin việc cho "bắt" được ý, tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng.
  • Chỉ cân nhắc ứng tuyển khi bạn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng từ 70% trở lên vì như vậy, cả 2 bên sẽ tránh mất thời gian.
  • Đọc kỹ, ghi nhớ thông tin về nơi làm việc, địa chỉ, khoảng cách di chuyển, hình thức làm việc, yêu cầu với trang thiết bị,... (nếu có). Đôi khi, chính những điều bạn vốn cho là "không có gì quan trọng" lại khiến bạn sớm nghỉ việc ngay cả khi đã được nhận - ví dụ như đi làm quá xa.
  • Tìm hiểu công ty qua website, các nguồn khác để có đánh giá đầy đủ, tránh môi trường độc hại, nợ lương,...
  • Tìm hiểu mức lương trung bình của ngành nghề, của ứng viên có số năm kinh nghiệm tương đương với bạn để có sự so sánh cũng như đặt kỳ vọng lương và điều kiện phúc lợi tương xứng.
4. Tạo và cập nhật CV xin việc, hồ sơ xin việc chuyên nghiệp
 
Với một danh sách các cơ hội việc làm bạn cho là thích hợp nhất, lý tưởng nhất với mình, đã đến lúc chuyển sang bước tiếp theo nữa là tạo CV và hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Một số nguyên tắc chung khi chuẩn bị CV xin việc, hồ sơ ứng tuyển là:
  • CV đảm bảo về mặt hình thức và bố cục rõ ràng, màu sắc kết hợp hài hòa, đầy đủ các phần thông tin cần có.
  • CV được giới hạn độ dài trong khoảng 1 - 3 trang là tối đa (tùy vị trí) nhưng không nên quá dài.
  • Không viết thành những câu quá dài, đoạn văn dài trong CV.
  • CV và thư xin việc (cover letter) bao gồm các keyword liên quan tới công việc, kinh nghiệm.
  • Ngôn ngữ trong CV và thư xin việc có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác theo yêu cầu của nhà tuyển dụng (nếu có).
  • Thư xin việc không viết quá 1 trang, đầy đủ các phần.
  • CV và thư xin việc làm nổi bật thế mạnh của bạn nhưng thông tin phải đồng nhất, tránh trường hợp ở CV bạn tập trung vào kinh nghiệm nhưng ở thư xin việc lại "quên" nhắc tới mà chỉ nói về học vấn.
  • Ngay cả khi bạn đang có công việc thì vẫn nên thường xuyên cập nhật CV trực tuyến của mình, điều này đảm bảo bạn không bỏ sót các thông tin quan trọng trên hành trình bạn phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp.
  • CV, thư xin việc cần được cá nhân hóa, không sử dụng chung 1 bản duy nhất gửi cho tất cả nhà tuyển dụng.
 

 
4.1. Cách tạo CV, viết thư xin việc cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
 
Mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cách viết CV, thư xin việc sẽ khác so với người đã có kinh nghiệm. Một số nguyên tắc bạn nên nhớ là:
  • Các mẫu CV bạn chọn nên đơn giản, gọn gàng.
  • Nội dung CV và thư xin việc nên được giới hạn - CV nên khoảng 1 trang và cover letter từ 200 - 350 chữ.
  • Mẫu CV nên sắp xếp phần học vấn, kỹ năng lên trước kinh nghiệm (vì trường hợp này kinh nghiệm là điểm yếu của bạn).
  • Tập trung vào thế mạnh bạn tự hào nhất, ví dụ kết quả học tập ấn tượng, các hoạt động ngoại khóa bạn tham gia, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ hành nghề,...
Trong thư xin việc, hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có khả năng thích nghi tốt, học hỏi nhanh và có một số kỹ năng chuyển đổi cần thiết cho công việc, cầu tiến và muốn cống hiến, gắn bó với công ty.
 
4.2. Cách tạo CV, viết thư xin việc cho ứng viên có kinh nghiệm
 
Với kinh nghiệm sẵn có, dù đúng vai trò, đúng chuyên ngành hay không thì bạn vẫn có ưu thế nhất định khi tạo CV và viết thư xin việc. Như một lẽ đương nhiên, lúc này, thế mạnh đáng kể nhất của bạn chắc chắn phải kể đến kinh nghiệm và kỹ năng. Trong khi đó, các phần như sở thích hay hoạt động ngoại khóa có thể không đóng vai trò quan trọng như với ứng viên chưa có kinh nghiệm.
  • CV có thể có độ dài từ 2 - 3 trang.
  • Mẫu CV cần phải là các mẫu dành cho người có kinh nghiệm, phần kinh nghiệm trong CV được làm nổi bật, chú trọng vào thành tích bạn đạt được, có các con số minh họa cho thành công của bạn trong các vai trò cũ và hiện tại là điểm cộng.
  • Thư xin việc nên thể hiện rõ mục tiêu nghề nghiệp. định hướng lâu dài của bạn thay vì chỉ đề cập tới mục tiêu ngắn hạn.
  • Nếu bạn đã có kinh nghiệm trên 10 năm thì không liệt kê tất cả, hãy tập trung vào các trải nghiệm ý nghĩa, các bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.
  • Nhìn chung, với ứng viên có kinh nghiệm thì viết CV ứng tuyển việc làm có ưu điểm là nhiều thông tin, tự tin về kinh nghiệm, tuy nhiên cũng nên tránh dài dòng hoặc các thông tin cần có thì thiếu mà thông tin không thực sự có giá trị lại xuất hiện.

Với ứng viên có kinh nghiệm làm việc, cách tạo CV chuẩn, chuyên nghiệp cần phải nắm rõ

5. Cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp
 
Sau một quá trình chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận, đã đến lúc bạn vận dụng cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp để tìm việc hiệu quả. Cách ứng tuyển việc làm như sau:

5.1. Đảm bảo hoàn thiện CV, hồ sơ xin việc
 
Hơn ai hết, bạn phải kiểm tra thật kỹ xem CV, hồ sơ xin việc của bạn đã phải là bản cuối cùng hay chưa, đã phải là tài liệu bạn đã "hết sức" chuẩn bị hay chưa. Thực tế, đa phần nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu CV và thư xin việc (dù chỉ nhắc tới CV trong tin tuyển thì bạn vẫn nên cân nhắc gửi kèm cả thư xin việc) nhưng cũng có nhà tuyển dụng sẽ cần bạn gửi kèm bản scan chứng chỉ, bằng cấp, portfolio hay ảnh chân dung (cho các công việc đặc thù yêu cầu ngoại hình).

Tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị tất cả các tài liệu đó và tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng để gửi đính kèm, tránh trường hợp đến khi cần ứng tuyển việc làm ngay mới bắt đầu thiếu trước thiếu sau - rất dễ bị sót tài liệu thiết yếu.

5.2. Đọc kỹ thông tin nhà tuyển dụng cấp
 
Bạn có thể thắc mắc rằng vì sao tới khi ứng tuyển rồi vẫn phải đọc kỹ yêu cầu, thông tin của nhà tuyển dụng trong JD và tin đăng tuyển - lý do là chỉ khi đọc và ghi nhớ thì bạn mới tránh làm sai.
  • Gửi CV qua địa chỉ email nào: Ở tất cả các tin đăng tuyển đều sẽ có địa chỉ email để ứng viên liên hệ, gửi email. Cách tốt nhất là khi soạn email ứng tuyển, bạn hãy copy nguyên địa chỉ email của nhà tuyển dụng để không bị sai. Nhiều trường hợp thất lạc, email không đến được địa chỉ cần đến khiến ứng viên mỏi mòn chờ đợi hoặc "không hiểu tại sao".
  • Liên lạc qua đâu với nhà tuyển dụng: Dù đăng tin tuyển ở kênh nào, nhà tuyển dụng cũng thường cho email và số điện thoại của người phụ trách tuyển dụng, ứng viên có thắc mắc có thể hỏi. Lưu ý ở đây là nhiều khi nhà tuyển dụng đăng tin trên mạng xã hội nhưng có yêu cầu ứng viên chỉ liên lạc qua email chẳng hạn, nhưng vì không đọc kỹ mà bạn có thể "nhanh nhảu" inbox, nhắn tin cho họ. Hãy đọc không sót thông tin nào để làm thật đúng nhé.
  • Hồ sơ cần những gì: Bạn có thể chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, tài liệu nhưng chỉ nên gửi những thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu, nhiều nhất là thêm thư xin việc hay portfolio chẳng hạn. Đừng bao giờ để trường hợp không cần gửi ảnh chân dung hoặc ảnh cận mặt nhưng bạn đính kèm vào email rất nhiều ảnh.
5.3. Chọn kênh ứng tuyển
 
Cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp chỉ ra rằng, kênh ứng tuyển cũng rất quan trọng, có thể ảnh hưởng nhiều hay ít tới kết quả ứng tuyển của bạn. Gửi CV/ hồ sơ xin việc qua các kênh khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau bạn cần chú ý để điều chỉnh hợp lý:
  • Ứng tuyển trực tiếp: Cách này đã không còn phổ biến như trước đây, chủ yếu được sử dụng ở các cơ quan nhà nước hoặc công ty sản xuất ở các địa phương. Ứng tuyển trực tiếp thì ứng viên sẽ cần chuẩn bị bản sơ yếu lý lịch đầy đủ, kèm đơn xin việc và các giấy tờ khác theo yêu cầu, đến tận nơi gửi hoặc gửi qua đường bưu điện.
  • Gửi CV/ hồ sơ xin việc qua email: Có thể thấy đây là cách tương đối truyền thống, hay được sử dụng do thuận tiện. Nhược điểm của hình thức này là ứng viên có thể gửi sai địa chỉ email hoặc email bị chuyển vào mục spam của nhà tuyển dụng, ứng viên chưa biết cách viết email xin việc đúng chuẩn, file đính kèm có dung lượng quá lớn cần được nén file,...
  • Ứng tuyển trực tuyến qua nền tảng tuyển dụng, website tuyển dụng: Đây là một cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp được đánh giá là khá toàn diện vì giảm thiểu tối đa rủi ro hồ sơ của bạn không đến được tay nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, khi bạn tìm việc qua Cevn (hay các website tuyển dụng), bạn tạo CV trên trang thì có thể chọn "Ứng tuyển ngay", hệ thống sẽ nhanh chóng giúp bạn chuyển CV của mình tới nhà tuyển dụng, không lo thất lạc.
Dù vậy, không phủ nhận rằng cách ứng tuyển này vẫn có hạn chế là chỉ phù hợp khi bạn ứng tuyển các vị trí việc làm trên trang và đã tạo CV trên trang. Một số website việc làm truyền thông có thể không gỡ việc đã hết hạn hoặc tuyển đủ người khiến bạn "mất công" tạo tài khoản apply nhưng không hiệu quả.

Mỗi kênh ứng tuyển đều có ưu, nhược điểm khác nhau, tùy vào công việc, nguồn tin tuyển bạn thấy được ở kênh nào mà lựa chọn cách ứng tuyển phù hợp nhất nhé. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bạn nắm được cách gửi CV/ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp để không vì các lỗi không đáng có mà bị loại.
 

 
6. Làm gì sau khi ứng tuyển việc làm?
 
Sau khi ứng tuyển việc làm, còn rất nhiều việc bạn cần làm và chú ý, đó là:
  • Chú ý hạn cuối nộp CV, nếu bạn gửi CV/ hồ sơ ngay từ khi nhà tuyển dụng mới đăng tin thì bạn có thể phải chờ vài ngày mới nhận được phản hồi. Trường hợp gửi sát ngày hết hạn thì rất "hên xui" vì rất có thể nhà tuyển dụng đã tuyển được người. Ngoài ra, hãy chú ý phương tiện liên lạc để nhận phản hồi (email và điện thoại), nên dùng email bạn check thường xuyên để không bỏ lỡ phản hồi.
  • Sau 1 tuần gửi CV nếu chưa thấy phản hồi, có thể liên lạc hỏi thăm kết quả (dù có thể bạn chưa phù hợp).
  • Tiếp tục tìm kiếm thông tin về công ty để lên kế hoạch chuẩn bị phỏng vấn nếu hồ sơ đạt yêu cầu.
  • Đồng thời tìm kiếm các cơ hội việc làm khác để ứng tuyển (không trông đợi hoàn toàn vào một cơ hội duy nhất) - không có nghĩa là bạn là rải CV khắp nơi mà không cân nhắc kỹ.
7. Nhận lời mời phỏng vấn
 
Nếu hồ sơ của bạn qua vòng chọn lọc đầu tiên của nhà tuyển dụng, bạn sẽ được liên hệ để mời phỏng vấn. Bạn có thể từ chối hoặc nhận lời mời phỏng vấn - trường hợp muốn hoãn phỏng vấn hoặc đổi thời gian, hãy liên hệ và đề xuất với nhà tuyển dụng.

Lưu ý khi đi phỏng vấn:
  • Nghiên cứu đầy đủ thông tin về công ty: Quy mô, lĩnh vực kinh doanh, vị thế trong ngành, các đối thủ cạnh tranh,...
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Đừng quá cứng nhắc nhưng hãy đảm bảo bạn mặc đồ lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, trang điểm nhẹ nhàng (với nữ).
  • Đến đúng giờ: Đến sớm từ 5 - 15 phút là tốt nhất khi tham dự một cuộc phỏng vấn việc làm.
  • Trả lời phỏng vấn với thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng: Bạn tự tin với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình, bạn đã chuẩn bị cách trả lời phỏng vấn và cảm thấy rất thoải mái thì cũng hãy chuyên nghiệp, tôn trọng nhà tuyển dụng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp.

Những điều cần làm để có cuộc phỏng vấn chất lượng

8. Những việc cần làm sau phỏng vấn
 
Phỏng vấn kết thúc, bạn có thể thể hiện rất tốt (được nhà tuyển dụng nhận xét hoặc bạn tự cảm thấy như vậy) hoặc chưa thực sự hài lòng, nhưng đừng chỉ chờ đợi thụ động mà hãy chủ động vì ít nhiều bạn vẫn còn cơ hội để tạo ấn tượng tốt về mình. Những việc bạn cần và nên làm sau phỏng vấn là:
  • Gửi lời cảm ơn nhà tuyển dụng qua email. Đây là phương pháp được nhiều ứng viên dùng bởi vì đơn giản mà bạn có thể thông qua đó thể hiện sự chuyên nghiệp, thái độ trân trọng với vị trí việc làm, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh rằng bạn phù hợp với công việc và mong chờ kết quả.
  • Sau từ 5 - 7 ngày phỏng vấn hoặc đã quá hạn nhà tuyển dụng hứa hẹn thông báo kết quả, bạn có thể gửi mail (hoặc gọi điện) để hỏi và kết quả.
  • Khi đã biết mình đã trúng tuyển, hãy cân nhắc xem có nhận job offer hay không và cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho nhà tuyển dụng như thế nào.
Cách ứng tuyển việc làm chuyên nghiệp là quy trình đầy đủ các bước để bạn chuẩn bị và gửi CV/ hồ sơ xin việc cũng như chuẩn bị phỏng vấn sau đó. Hãy nhớ rằng, lựa chọn duy nhất của bạn là đầu tư công sức, thời gian và kiểm tra thật kỹ trước khi ứng tuyển thì cơ hội được mời phỏng vấn, nhận việc sẽ càng rộng mở. Chúc bạn thành công!
Số lượt đọc: 339 -