• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59815
Tổng số truy cập:59815
Khách đang online: 84
“Đi đu đưa đi" với đồng nghiệp sau giờ làm bao nhiêu là tốt?
Ngày đăng tin: 14/10/2019 21:34

Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, nếu không cẩn thận, đi chơi sau giờ làm với đồng nghiệp quá nhiều có thể gây ra tác động xấu đến công việc và ảnh hưởng uy tín cá nhân của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp ngoài những giờ làm việc căng thẳng theo một cách thích hợp và bền vững nhất. Xem ngay với  Cevn.com.vn nhé!

Có cần giữ khoảng cách với đồng nghiệp?

Kết bạn và xây dựng mối quan hệ tin cậy với những người mà bạn gặp suốt 40-48 tiếng mỗi tuần là một nhu cầu lành mạnh, nó giúp bạn tận hưởng công việc đang làm. Trên thực tế, một khảo sát của Globoforce đã chỉ ra rằng những nhân viên có bạn bè “hợp cạ” nơi công sở cảm thấy gắn bó và yêu mến công ty gấp 3 lần. Nhưng đôi khi, ranh giới giữa công việc và cuộc sống sẽ bị mờ dần khi bạn dành quá nhiều thời gian cho những người bạn này sau giờ làm việc:
 

  • Bạn sẽ rất vất vả mới giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Sự cân bằng đó là điều mà bạn đã nói sẽ cố hết sức giữ lấy. Tình trạng cân bằng tốtcó thể giảm thiểu các căng thẳng và ngăn không để bạn kiệt sức. Nhưng khi bạn thường xuyên tụ tập sau giờ làm với đồng nghiệp hoặc đối tác thân thiết thì điểm chung lớn nhất của hai bên mang tên công việc, những thông tin “thời sự” nóng hổi, các dự án dở dang, vấn đề khó khăn hoặc cả xúc yêu ghét điều gì đó trong công việc sẽ dễ dàng xuất hiện và chi phối cuộc trò chuyện. Lẽ ra phải là một buổi đi chơi vui vẻ nhằm mục đích thư giãn, cuối cùng lại kết thúc bằng cuộc thảo luận không ngừng về một chính sách công ty vừa thay đổi hoặc một dự án vừa triển khai… Sau tất cả, thời gian nghỉ ngơi của bạn đã biến thành thời gian làm việc, chỉ thiếu góc bàn quen thuộc.
  • Bạn sa đà vô tình trạng chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân. Bạn bè là những người sẽ kể cho nhau nghe về nỗi lo lắng, sự sợ hãi và cả bí mật. Họ trút lên đối phương đủ mọi loại cảm xúc nhằm thoát khỏi tình trạng thất vọng, bực tức hay giận dữ của bản thân. Thật tuyệt khi luôn có một người bạn thân bên cạnh lắng nghe và cùng tìm cách đối phó với áp lực hoặc những điều không như ý. Họ luôn hiểu những gì bạn làm và biết tại sao bạn khó chịu với các “chướng ngại” đó.
  • Nhưng thói quen “dốc cạn nỗi lòng” này ẩn chứa các nguy cơ. Khi thất vọng sếp, không thích đồng nghiệp hoặc bất bình công ty, bạn liền túm lấy đồng nghiệp để kể lể, bàn tán hay cười cợt nhằm xoa dịu cảm giác và giải bày tâm sự. Tất cả những lý do bạn không vui, thậm chí là bí mật trong cuộc sống cá nhân, mà bạn tiết lộ đôi khi có thể quay lại với những đối tượng không thích hợp. Câu nói kinh điển “Suỵt, tôi chỉ kể mỗi anh nghe thôi đấy!”, thoạt nghe rất thân tình nhưng ẩn giấu phía sau vô số hậu quả khôn lường. Hẳn bạn không muốn các sếp được một bên thứ ba nào đó kể lại rằng bạn thường xuyên đả kích và không nể phục họ.
  • Năng suất làm việc bị ảnh hưởng. Khi kết bạn với đồng nghiệp và đưa mối quan hệ đó ra xa khỏi văn phòng (thành các sự kiện ẩm thực, âm nhạc, thể thao và hơn thế nữa), thời gian vui chơi của các bạn có khả năng lấn sang giờ làm việc. Rất tuyệt khi các bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau trong giờ việc. Nhưng hãy cẩn thận! Khi ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân bị xoá nhoà, bạn sẽ trở nên kém chuyên nghiệp và xao nhãng trong công việc. Quá nhiều giao tiếp xã hội có thể khiến bạn bỏ bê thời hạn và thiếu trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.

Phát triển tình bạn với đồng nghiệp ở môi trường bên ngoài công sở

Có bạn thân trong công việc là tốt nhất. Ngay cả với người được làm công việc yêu thích nhất trong văn hoá công ty lành mạnh cũng sẽ có những ngày u ám. Các tác động tiêu cực sẽ khiến bạn cảm giác đơn độc và tâm trạng xuống dốc. Giai đoạn cô lập bản thân này thậm chí còn có thể đẩy bạn rời khỏi công việc mơ ước. Vì thế, nắm chặt sợi dây gắn kết với tập thể, duy trì mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp sẽ giúp cho mọi việc của bạn dễ dàng hơn.

Có thể bạn đang có công việc bản thân mong đợi, công ty là nơi bạn muốn có mặt. Nhưng dù bạn yêu thích công việc của mình đến mấy, không có bạn bè, mỗi sáng thức dậy đấu tranh tâm lý để không đi làm muộn thôi cũng là cuộc chiến cam go. Chẳng ai muốn đến một nơi mà mình giống như người ngoài cuộc, vô hình trong mọi sự kiện và không có bạn để trò chuyện. Có đôi ba người bạn thân sẽ giúp bạn luôn phấn chấn và hào hứng mỗi ngày.

Gặp gỡ đồng nghiệp sau giờ làm có thể giúp xây dựng đội nhóm vững mạnh. Làm thành viên của một nhóm, bạn hoàn thành được nhiều nhiệm vụ hơn là đơn độc một mình. Đây còn là sự tin cậy lẫn nhau, chia sẻ ý tưởng và cùng vượt qua các rắc rối phát sinh trong quá trình làm việc. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đồng nghiệp thân thiết, bạn sẽ hiểu hơn về cách họ suy nghĩ. Sự thấu hiểu này giúp đôi bên giao tiếp và phối hợp xử lý các vấn đề dễ dàng. Cho dù đó là cùng nhau ăn tối sau một tuần dài chạy dự án, hay tụ tập xem trận chung kết giải bóng đá, việc vui chơi và tương tác với các đồng nghiệp sẽ giúp nhóm của bạn mạnh mẽ hơn.

Nhờ tin tưởng vào đồng nghiệp, bạn sẽ nhận lại những phản hồi không thiên khiến cùng lời khuyên khách quan. Thực tế, chúng ta dành nhiều thời gian cho bạn bè là vì ta tin tưởng họ. Đôi bên đều biết rằng có thể lắng nghe phê bình thẳng thắn, nhận về những góp ý chân thành và hỗ trợ lẫn nhau mà không bị phán xét. Khi bạn không chắc chắn về việc gì đó đang làm, người kia có thể giúp đánh giá, xác định những sai sót hoặc là cân nhắc xem bạn có phải quay lại bước đầu hay không. Ngược lại, họ cũng sẽ tin bạn vì những điều tương tự. Các kết nối này, thường diễn ra một cách nhẹ nhàng vào những lúc các bạn tụ tập với nhau sau giờ làm việc, nó có thể trở thành tài sản lớn của cả hai bên.

Bạn có thể hiểu rõ về quản lý của mình. Nếu được mời đi ra ngoài hoặc có mặt ở đâu đó với sếp trực tiếp hay các quản lý cấp cao hơn, hãy đồng ý. Đề nghị này là lợi ích lớn dành cho bạn, có thể các sếp muốn tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Khi tham dự các buổi hẹn này, hãy chắc chắn rằng bạn luôn có hành vi phù hợp bởi vì họ đang quan sát bạn.

Câu trả lời cuối cùng là gì?

Điều này phụ thuộc vào mục tiêu của bạn, lĩnh vực bạn tham gia, người bạn làm cùng và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, không bao giờ là xấu hay có hại khi kết giao bạn bè trong công việc, bất kể bạn có đi chơi ngoài giờ hay không. Những tình bạn công sở được xây dựng tích cực và lành mạnh sẽ khiến công việc tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, nó còn mang lại cho bạn những kết nối giá trị để bổ sung vào lí lịch tìm việc hoặc trở thành tài liệu tham khảo khi bạn có ý định tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới. Miễn bạn luôn nhớ đến những tác động xấu có thể xảy ra như ở phần đầu bài viết đã trình bày để không vui chơi quá độ và quên mất giới hạn khi “đi đu đưa đi” cùng đồng nghiệp là được nhé.

Số lượt đọc: 1194 -