• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

59626
Tổng số truy cập:59626
Khách đang online: 138
Chuyện đàm phán lương từ A đến Z (Phần 1)
Ngày đăng tin: 03/10/2019 21:27

Cứ như thế, bạn sẽ bước vào những cuộc đàm phán lương hàng chục lần trong cả sự nghiệp. Quá trình đàm phán này thường sẽ luôn như cũ, sự thay đổi cần quan tâm nhất chính là lần đó bạn rơi vào giai đoạn nào trong chu kỳ đàm phán lương.

Hãy tham khảo các bước hướng dẫn đàm phán lương để hiểu hơn về đặc điểm chủ yếu của từng giai đoạn. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn xác định đúng giá trị bản thân nhằm đề ra chiến lược và chiến thuật chinh phục tốt nhất mục tiêu là mức lương kỳ vọng. Cùng xem ngay bây giờ với Cevn.com.vn nào!

KHÁI QUÁT VỀ ĐÀM PHÁN LƯƠNG

Trước khi vào chi tiết, hãy bắt đầu với cái nhìn tổng quan về đàm phán lương:

  • Đàm phán lương sẽ sớm xuất hiện trong quá trình phỏng vấn, ngay khi ứng viên được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương hiện tại hoặc mức lương mong đợi. Quy tắc số 1 trong đàm phán lương là không nên tiết lộ lịch sử thu nhập hoặc mức lương bạn muốn. Hành động thận trọng này dù có thể tạo ra cảm giác thiếu thoải mái, nhưng nó là mấu chốt để người tìm việc thương lượng mức lương cao hơn.
  • Khi công ty đã đưa ra đề nghị (Job Offer), ứng viên có thể phản hồi đối ứng (Counter Offer) bằng email được viết cẩn thận, trong đó bao gồm các dẫn chứng mạnh mẽ hỗ trợ cho yêu cầu và lập luận của mình. Thông thường, Counter Offer sẽ cao hơn Job Offer của nhà tuyển dụng khoảng 10-20%, và tập trung vào mức lương cơ bản trong giai đoạn đầu này.
  • Khi đã gửi counter offer, ứng viên cần chuẩn bị trước kịch bản cho cuộc thảo luận cuối cùng (Final Discussion). Đây là cơ hội cuối để ứng viên nỗ lực cải thiện gói quyền lợi trước khi quyết định chấp nhận lời mời làm việc của công ty hay không.
  • Sau cùng, khi đã hoàn thành việc đàm phán và xác định ngày bắt đầu đảm nhận vai trò mới, ứng viên cần gửi thông báo nghỉ việc và kết thúc mọi nhiệm vụ còn đang dang dở cho công ty hiện tại. Việc này cực kỳ quan trọng để giữ gìn hình ảnh cá nhân, củng cố danh tiếng và duy trì mối quan hệ một cách chuyên nghiệp.

Sau khi đã nắm thông tin tổng quan, hãy tiếp tục theo dõi hướng dẫn sâu hơn về từng giai đoạn để có được kết quả đàm phán tốt nhất:

#1. KHI MỨC LƯƠNG MONG ĐỢI ĐƯỢC ĐỀ CẬP SỚM

Hầu hết lý do khiến ứng viên không muốn đàm phán lương đều đến từ nỗi sợ hãi, và điều này hoàn toàn dễ hiểu. Bạn chưa sẵn sàng bước vào đàm phán, có thể vì không tin rằng việc này sẽ mang lại hiệu quả hay không muốn phải “truy đuổi” ai đó về chuyện lương thưởng sai cách. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể tham khảo các hướng dẫn và luyện tập để dần thay thế tâm trạng bối rối và hoài nghi của mình bằng sự tự tin. Đừng quá lo lắng, hãy tận hưởng chút niềm vui khi làm việc đó!

Cuộc đàm phán lương theo nghĩa đen có thể đã khởi động ngay từ khi bạn bắt đầu trò chuyện với một người làm việc tại công ty mà bạn quan tâm. Đó có thể là cuộc điện thoại đầu tiên (của quy trình sàng lọc hồ sơ hoặc phỏng vấn nhanh) với nhân viên tuyển dụng của công ty đó. Trong cuộc trò chuyện ngắn (tối đa từ 5 đến 10 phút) này, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc liệu bạn có phù hợp và xứng đáng để họ xếp lịch phỏng vấn hay không. Và một khoảnh khắc khá bối rối sẽ xuất hiện với khá nhiều ứng viên trong cuộc gọi này: bạn được hỏi về thu nhập hiện tại hoặc mức lương mong đợi.

Hai điều cần làm để chắc chắn bạn đã sẵn sàng nhận lời mời làm việc và có khả năng đàm phán mức lương khả thi nhất:

- Hạn chế chia sẻ về lịch sử lương hoặc mức lương kỳ vọng. Bằng cách này, bạn không đưa mình vào thế đã rồi với một con số cụ thể, đồng thời tạo ra cho mình nhiều khoảng trống hơn trong việc thương lượng mức lương cao nhất có thể.

- Xác định mức lương tối thiểu trước khi nhận bất cứ lời mời làm việc nào. Tự đặt ra con số mà bạn sẽ “quay lưng bước đi” là bước rất quan trọng trong tiến trình đàm phán lương vì nó giúp bạn giữ vững lập trường và giành được kết quả tốt. Xác định mức lương tối thiểu là cách để bạn tự hiểu giá trị bản thân và cơ sở đánh giá khách quan kết quả đàm phán, từ đó đưa ra quyết định tốt nhất rằng có nên nhận việc hay không. Công ty đáp ứng được mức lương mà bạn cho là xứng tầm hoặc cao hơn thì hãy bắt đầu làm việc cho họ; hoặc cứ bước đi với niềm tin rằng mình quyết định đúng khi nhà tuyển dụng không thể đáp ứng yêu cầu tối thiểu.

2# KHI ĐÃ NẮM TRONG TAY LỜI MỜI LÀM VIỆC

Nếu cuộc đàm phán lương xuất hiện trong giai đoạn bạn đã nhận được Job Offer, cần quan tâm đến các kỹ năng đàm phán lương trực tiếp, qua email hoặc điện thoại.

- Yêu cầu thời gian để xem xét lời mời làm việc

Trước hết, hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho bạn chút thời gian để cân nhắc về đề nghị làm việc. Trông rất đơn giản, nhưng có nhiều lý do để bạn nên thực hiện điều này.

Bạn cần thời gian để lựa chọn chiến lược đàm phán tốt nhất dựa trên đề nghị của họ, xác định mức lương tối thiểu có thể chấp nhận và các yếu tố khác. Việc này cần thời gian, và tất nhiên bạn không nên vội vàng, hấp tấp.

- Chọn chiến lược đàm phán

Dựa trên mức lương nhà tuyển dụng cung cấp và mức lương tối thiểu bạn chấp nhận, hãy lên chiến lược đàm phán. Ghi nhớ thật kỹ rằng, bạn đã thiết lập được mức lương tối thiểu trước khi công ty đưa ra bất kỳ đề nghị nào. Lý do: Bạn hiện có Job Offer trong tay, nên có thể so sánh hai con số rồi cân nhắc về việc đưa ra phản hồi trực tiếp đơn giản hay cần sử dụng thêm chiến thuật khác nhằm tác động nhà tuyển dụng nỗ lực nâng cao mức lương mời bạn làm việc.

- Các kịch bản gửi phản hồi

Khi đề nghị bạn nhận được không phải là một sự mặc cả quá đáng thì mọi thứ khá dễ dàng và thuận lợi, chỉ cần tiếp tục quy trình đàm phán. Lúc này có thể vận dụng các quy tắc phổ biến để đưa ra Counter Offer cao hơn đề nghị ban đầu của nhà tuyển dụng khoảng từ 10 – 20%. Nếu bạn chọn 10% nghĩa là bạn không có thêm bất kỳ lý do cụ thể nào để tin rằng công ty buộc phải thuê bạn, 20% nghĩa là bạn rất tự tin rằng nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao bạn trong vai trò đó và nhiều khả năng họ sẵn lòng thuê bạn.

Đôi khi các ứng viên sẽ nhận lấy cảm giác thất vọng và nản lòng vì nhà tuyển dụng đưa ra lời mời làm việc với mức lương đề nghị thấp quá sức tưởng tượng (còn gọi là Lowball Offer). Nó thậm chí thấp hơn 20% mức tối thiểu bạn đặt ra. Rõ ràng là đề nghị có khoảng cách quá xa so với khả năng bạn chấp nhận, nhưng đừng vội quay lưng, hãy sử dụng chiến lược khác để cứu cuộc đàm phán!

Trước khi tiếp tục đàm phán, cân nhắc xem liệu bạn có thể nhận được đề nghị mới gần với con số tối thiểu không. Khi đã chuẩn bị sẵn sàng, hãy bắt đầu với kỹ thuật “ném bóng thấp” (Lowball Technique) nhằm đạt được kết quả tốt nhất có thể, sau đó chuyển sang tính toán Counter Offer của mình. Thông thường, trong trường hợp này, Counter Offer của bạn sẽ là mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận.

Ngoài ra, bạn có thể truy cập các chuyên trang về lương thưởng như VietnamSalary để có thông tin cơ sở xác định mức lương hợp lý. Các công cụ đo lường mức lương được cung cấp miễn phí sẽ giúp bạn kiểm tra xem vị trí mình đang ở đâu so với thị trường, đồng thời các báo cáo tổng hợp hoặc kết quả khảo sát sẽ giúp bạn nắm bắt mức lương hiện hành thị trường dành cho vị trí công việc quan tâm tương ứng với các điều kiện cụ thể về cấp bậc, lĩnh vực và địa điểm…

- Gửi phản hồi chính thức về mức lương bằng email

Khi đã xác định được chiến lược đàm phán và con số phù hợp, đây là lúc bạn gửi Counter Offer. Hình thức phản hồi tốt nhất cho lời mời làm việc là sử dụng là email.

Email giúp bạn có không gian để suy nghĩ thấu đáo về các lập luận cũng như đủ thời gian để lựa chọn câu từ một cách chắt lọc và chính xác, điều mà bạn không thể làm được ngay trong cuộc nói chuyện qua điện thoại. Email tạo điều kiện tốt nhất để bạn làm rõ nguyện vọng, đưa ra phản chi tiết, và tránh được mọi thông tin sai lệch về những thứ mình được cung cấp lẫn điều mình muốn yêu cầu.

Số lượt đọc: 524 -