• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

120242
Tổng số truy cập:120242
Khách đang online: 52
“Chọn font gì?”: 5 nguyên tắc chọn và sử dụng kiểu chữ.
Ngày đăng tin: 25/09/2019 14:46

 1. Phù hợp với sự kiện

 
Rất nhiều sinh viên bắt đầu lựa chọn một font giống như tìm một bài hát để nghe, họ tìm kiếm sự độc đáo, khác biệt nhằm thể hiện cái tôi, quan điểm thẩm mỹ của họ. Cách tiếp cận này là có vấn đề, bởi vì lúc này font chữ được chọn đại diện cho cá nhân.
 
Tốt hơn, hãy chọn font chữ giống như chọn một bộ quần áo để mặc vào buổi sáng. Bạn chuẩn bị đi đâu thì hãy mặc một bộ đồ phù hợp cho sự kiện đó.
Ví dụ như Myriad, Gotham, DIN, Akzidenz Grotesk, Interstate, dành cho kiểu không chân, và một số kiểu có chân như Mercury, Electra và Perpetua.
 
2. Hiểu rõ về các Family: Nhóm các font
 
a) Geometric Sans - Loại hình học không chân
Thực sự tôi đang kết hợp 3 nhóm khác nhau ở đây (Geometric - hình học, Realist và Grotesk), nhưng đủ thông dụng để nhóm chúng.
 
Geometric Sans-serifs là những mặt chữ dựa trên những hình dạng hình học nghiêm ngặt. Hình dạng từng chữ của nhóm Geometric Sans thường có các nét cùng chiều rộng và theo xu hướng tối giản “less is more - ít mà hiệu quả” trong các thiết kế của chúng.
 
Điểm mạnh nhất của Geometric Sans là sáng sủa, khách quan, hiện đại, phổ quát; Điểm yếu nhất là chúng; lạnh lùng, vô cảm, nhàm chán.
 
Một Geometric Sans đặc trưng giống như một sân bay được thiết kế đẹp; Nó rất ấn tượng, hiện đại và hiệu quả, nhưng chúng ta phải cân nhắc về việc có nên sống ở đó không.
 
Ví dụ của Geometric/Realist/Grotesk Sans: Helvetica, Univers, Futura, Avant Garde, Akzident Grotesk, Franklin Gothic, Gotham
b) Humanist San - Loại nhân văn không chân
Những mặt chữ không chân được thiết kế dựa trên nét bút viết tay - chúng sáng sủa như những kiểu chữ hiện đại, nhưng vẫn giữ được một số yếu tố “con người” trong đó. Hãy nhìn chữ “t” để thấy diều này.
 
Đó là bản chất của Humanist Sans; trong khi các Geometric Sans được thiết kế càng đơn giản càng tốt, thì các dạng chữ của Humanist thường có nhiều chi tiết hơn, ít nhất quán và thường xuyên gồm những nét mỏng kết hợp với dày - một đặc điểm của chữ viết tay.
 
Điểm mạnh nhất; Hiện đại nhưng không hoàn toàn chối bỏ “tính người” và tình cảm. Điểm yếu nhất: Nó có vẻ như hàng giả và hơi “bê đê”.
 
Ví dụ: Gill Sans, Fruitiger, Myriad, Optima, Verdan.
c) Old Style - Kiểu cổ điển
Còn được gọi là “venice”, đây là những kiểu chữ “Già” nhất, nó là kết quả của nhiều thế kỷ phát triển của nghệ thuật chữ viết.
 
Mặt chữ Old Style được nhận biết bởi sự tương phản nhẹ giữa các nét (do hạn chế về kỹ thuật in thời đó), các hình thức chữ cong có xu hướng nghiêng nhẹ qua bên trái (giống như Calligraphy nghiêng - thư pháp).
 
Mặt chữ Old Style tốt nhất khi dùng vào các trường hợp cổ điển, truyền thống, dễ đọc. Còn tệ nhất là… ừm… cổ điển và bảo thủ.
 
Các ví dụ: Jenson, Bembo, Palatino và đặc biệt là Garamond; mặt chữ được coi là hoàn hảo nhất tới giờ, dù không ít người cố gắng cải thiện nó trong suốt một thế kỷ rưỡi.
 
d) Transitional và Modern - Chuyển tiếp và Hiện đại
 
3. Đừng là kẻ yếu đuối; Nguyên tắc tương phản quyết định thành công
 
Tuy vậy thật không may, không phải cứ đặt hai phông khác biệt hoàn toàn là bạn đã có một kết quả typography tốt. Ví dụ như Garamond và Caslon không đem lại kết quả tốt. Thông thường chúng ta khó để tìm lý do thực sự cho việc Bambo và Helvetica lại bổ xung tốt cho nhau.
 
4. Một chút cũng có thể là 1 bước tiến dài
 
 
Nguồn: Smashingmagazine
 
Đây thực ra là một phần của nguyên tắc tương phản. Hãy nhấn nhá, điểm xuyết một chút khác biệt nếu có thế. Giống như bạn dùng màu, toàn bộ màu xanh, nhấn thêm chút màu tương phản với nó là đỏ, và ngược lại.
 
Hãy chú ý tới sự khác biệt của các phông và sử dụng hợp lý. Ví dụ; bạn không nên dùng một phông kiểu chữ thảo cho toàn bộ thiết kế. Hãy đặt đâu đó một vài kiểu chữ không chân để làm nên sự khác biệt.
 
5. Quy tắc số 5: “không có quy tắc”
 
Đó là sự thật, chưa có một công thức cho việc sử dụng chữ. Việc sử dụng kiểu chữ luôn đem tới những ngạc nhiên khác nhau, nhất là nó phụ thuộc vào bối cảnh sử dụng, ỹ nghĩa ngôn từ… vì thế không có quy tắc nào phải tuyệt đối tuân theo.
 
Hãy thử nghiệm với những kiểu chữ mà bạn yêu thích, rồi tự tạo cho mình một cách sử dụng, kiểu kết hợp theo ý bạn. Lời khuyên này gần gũi với phong cách hiện đại, khi mà đỉnh cao của quy luật là không có quy luật. Tuy nhiên để đạt được điều này bạn cần nhuần nhuyễn các cách sử dụng và kiểu kết hợp của những người đi trước.
 
 
 
Hy vọng rằng 5 nguyên tắc này giúp bạn có thể có một số kiến thức nhất định để chọn và áp dụng kiểu chữ. Cuối cùng việc sử dụng và kết hợp kiểu chữ cần sự thực hành, trải nghiệm với việc sử dụng nhiều hơn.
 
Một lời khuyên tốt nhất mà tôi từng có là: Hãy chọn một kiểu chữ mà bạn thích, sau đó sử dụng nó liên tục - điều này giúp bạn không bị rối loạn bởi muôn vàn kiểu chữ. Hơn nữa nó khiến bạn phải động não khi chỉ sử dụng ít font chữ, và dĩ nhiên số lượng không bao giờ bằng được chất lượng.
Số lượt đọc: 1125 -