• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

7560
Tổng số truy cập:7560
Khách đang online: 520
Những bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng headhunt
Ngày đăng tin: 18/08/2023 08:19

Trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay, tìm kiếm nhân tài là hoạt động tương đối khó khăn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty headhunt (săn đầu người). Kết hợp giữa chương trình tiếp thị mạnh mẽ và công nghệ nhân sự hiện đại, các công ty headhunt có thể cung cấp dịch vụ tuyển dụng cực kỳ hiệu quả. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn có thể phải đối diện với một số nhược điểm khi làm việc với headhunter.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới doanh nghiệp là nhân sự. Việc thuê nhân viên có trình độ và kỹ năng kém có thể tác động tiêu cực đến rất nhiều mảng như tính toàn vẹn của công việc hoặc mối quan hệ đồng nghiệp, văn hoá công ty. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp muốn tìm kiếm nhân sự chất lượng cao nhanh chóng đã tìm đến sự hỗ trợ của các công ty headhunt. Bên cạnh những lợi thế của việc sử dụng headhunter so với tư vấn tuyển dụng truyền thống thì bạn cũng không nên bỏ lỡ những bất lợi của hình thức này để có những cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định lựa chọn.
 

Nhược điểm khi công ty sử dụng headhunt để tìm kiếm ứng viên
 
1. Quy trình làm việc của headhunter

1.1. Xác định chiến lược tìm kiếm ứng viên
 
Phối hợp với doanh nghiệp, các công ty headhunt sẽ đánh giá yêu cầu cụ thể và xác định chiến lược tìm kiếm để phát hiện ứng viên phù hợp nhất dựa trên tiêu chí, lĩnh vực, mục tiêu, công ty, mạng kết nối và các hiệp hội liên quan.
 
1. 2. Nhận dạng và đánh giá ứng viên
 
Khi phát hiện được hồ sơ ứng viên, headhunter bắt đầu nghiên cứu sơ bộ để tạo danh sách ban đầu. Họ sẽ sàng lọc, gặp gỡ và đánh giá ứng viên qua điện thoại/phỏng vấn trực tiếp.
 
1.3. Theo dõi hồ sơ ứng viên
 
Sau khi chọn ra một số ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của doanh nghiệp, headhunter sẽ chuyển thông tin cho bộ phận nhân sự của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, cho dù quá trình tuyển dụng đã kết thúc, công ty headhunt vẫn hỗ trợ khách hàng bằng cách tiếp tục theo dõi quá trình hợp tác giữa hai bên cũng như chú ý đến các hồ sơ ứng viên tiềm năng.
 
2. Bất lợi của doanh nghiệp khi sử dụng headhunt

2.1. Chi phí tuyển dụng
 
Làm việc với các công ty headhunt nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản phí dịch vụ nhất định. Mức chi phí có thể tương đối cao vì nó bao gồm cả chi phí hành chính, thuế cũng như lợi nhuận cho headhunter. Bên cạnh đó, headhunter cũng tính thêm hoa hồng dựa trên phần trăm tiền lương thực tế của ứng viên.
 
Mặc dù những chi phí này vẫn có thể thương lượng được, nhưng trước khi chính thức liên hệ với công ty headhunt, các doanh nghiệp cần xem xét ngân sách của mình và đánh giá tiềm năng ROI (tỷ suất hoàn vốn).
 
2.2. Thiếu kiểm soát
 
Đối với nhiều nhà quản lý nhân sự hoặc tuyển dụng, rất khó để họ từ bỏ quyền kiểm soát quá trình tuyển dụng. Thông thường, bạn sẽ muốn đọc, sàng lọc sơ yếu lý lịch và phỏng vấn ứng viên. Thế nhưng, sử dụng headhunt có nghĩa là họ sẽ làm hết những công việc đó và gửi danh sách ứng viên mà họ cho là phù hợp nhất đến doanh nghiệp. Nhà quản lý tuyển dụng thường sẽ chỉ cần tổ chức phỏng vấn và ra quyết định cuối cùng. Như vậy, bên cạnh việc được đảm bảo chất lượng ứng viên, doanh nghiệp vẫn có thể cảm thấy thụ động hơn trong quá trình tuyển dụng.
 
2.3. Tiếp cận ứng viên gián tiếp
 
Do không có tiếp xúc ngay từ đầu nên doanh nghiệp sẽ rất khó để đánh giá các ứng viên. Lúc này, cách tốt nhất là doanh nghiệp hãy đặt hết niềm tin vào công ty headhunt, vì họ đã tiến hành sàng lọc, đánh giá và thậm chí là kiểm tra tính chính xác của thông tin tham vấn.
 
2.4. Vấn đề về giao tiếp
 
Có lẽ nhược điểm lớn nhất khi làm việc với headhunt là vấn đề giao tiếp. Mọi cá nhân đều giao tiếp theo những cách khác nhau và nếu doanh nghiệp và headhunter không hiểu nhau, rất khó để có thể đi đến thoả thuận chung.
 

Sử dụng headhunt tìm kiếm ứng viên dù hiệu quả nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế
 
3. Tiềm năng phát triển của dịch vụ headhunt
 
Rất nhiều doanh nghiệp khác nhau chuyển sang sử dụng dịch vụ của công ty headhunt để chiếm ưu thế trong quá trình tuyển dụng. Sự bùng nổ trong lĩnh vực headhunt cũng dẫn đến những yêu cầu cao hơn cho các headhunter. Họ phải có hiểu biết vượt trội về các chỉ tiêu của ngành, thị trường, hồ sơ công việc, kỹ năng,...
 
Điều bắt buộc là headhunter phải có kiến thức chuyên sâu về ngành, yêu cầu công việc, văn hóa, chính sách nhân sự, từ đó, họ đánh giá ứng viên, xác định những ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, headhunter cũng thường phải hướng dẫn ứng viên về kỹ năng phỏng vấn. Headhunter đặt uy tín của mình vào năng lực của ứng viên, vì vậy, chắc chắn họ muốn cung cấp cho doanh nghiệp những nhân sự phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
 
Kết quả của nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy, lĩnh vực headhunt sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong thập kỷ tới.Các sáng kiến về tuyển dụng liên tục được đưa ra để thay đổi chiến lược tìm kiếm nhân tài. Bên cạnh đó, những ứng viên tiềm năng sẽ được định vị, theo dõi và ngay khi phát hiện nhu cầu thay đổi công việc của họ, headhunter sẽ tiếp cận, giới thiệu đến họ những vị trí tuyển dụng phù hợp. Xu hướng này cũng có thể tác động nhiều đến tuyển dụng nhân sự cấp cao.
 
Trong lĩnh vực tuyển dụng, có rất nhiều vị trí đảm nhận vai trò khác nhau nhưng khiến nhiều người nhầm lẫn. Sự khác biệt giữa headhunter, nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng ra sao là điều mà nhiều người băn khoăn. Dù bạn là ứng viên hay người tìm việc thì cũng cần nắm rõ công việc cũng như biết họ là ai để quá trình hợp tác, giao tiếp được diễn ra suôn sẻ.
Số lượt đọc: 107 -