• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

22739
Tổng số truy cập:22739
Khách đang online: 1
Những lỗi tối kỵ mà ứng viên trẻ mắc phải khiến CV bị loại ngay
Ngày đăng tin: 01/03/2024 16:35

CV xin việc giúp nhà tuyển dụng xác định rõ chân dung ứng viên. Đừng để những lỗi sai kinh điển dưới đây khiến hồ sơ của bạn bị loại bỏ.

Mắc những lỗi sơ đẳng khi viết CV là nguyên nhân chính khiến hồ sơ của bạn bị nhà tuyển dụng đánh trượt. Dưới đây là cách khắc phục, giúp bạn dễ dàng "chinh phục" được những HR khó tính.
 

Cần làm gì để tránh mắc những lỗi sai khi viết CV xin việc?
 
Không ít CV khiến nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán do ứng viên mắc những lỗi phổ biến như: CV không có từ khóa, từ ngữ sáo rỗng. Dù có năng lực và trình độ học vấn cao đến đâu, nhưng nếu CV không chỉn chu thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị loại bỏ. Biết cách "né" những lỗi kinh điển khi viết CV dưới đây sẽ giúp bạn thu hút nhà tuyển dụng ngay lập tức.
 
1. CV không có "từ khóa" mà nhà tuyển dụng quan tâm
 
Từ khóa trong CV là những từ hoặc cụm từ mô tả kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ, trong ngành IT, "phát triển phần mềm", "quản lý dự án", "kiểm thử phần mềm", "Python", "HTML", "lập trình backend", "lập trình dữ liệu",... là những từ khóa phản ánh chuyên môn và kỹ năng quan trọng của ứng viên.
 
Hiện đã có nhiều công ty lớn sử dụng phần mềm sàng lọc CV, nếu không sử dụng "từ khóa" tương thích với yêu cầu công việc, CV của bạn khó có thể vượt qua được vòng loại. Vì thế, hãy đọc thật kỹ mô tả công việc và đảm bảo sử dụng đúng từ khóa để mô tả vai trò và kỹ năng của mình nhé.
 
2. Dùng từ ngữ sáo rỗng, vô nghĩa trong CV xin việc
 
Có thể bạn chưa biết, nhà tuyển dụng đã quá ngán ngẩm trước những câu "văn mẫu" sáo rỗng, thiếu thực tế trong CV như: Đam mê, Khả năng đàm phán tốt, Sáng tạo, Kỹ năng giao tiếp tốt... Thay vì sử dụng các cụm từ mơ hồ để mô tả kỹ năng và kinh nghiệm, bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những dẫn chứng, số liệu cụ thể để tăng độ tin cậy.
 
Ví dụ, nếu muốn làm nổi bật khả năng đàm phán, bạn hãy viết: Đàm phán, ký thành công hợp đồng ABC với doanh nghiệp XYZ, giúp giảm 15% chi phí vận chuyển hàng hóa cho công ty.
 
3. CV đọc lên rất hay nhưng vẫn bị đánh trượt
 
Nói phô trương một chút về thông tin trong CV không phải là hành vi quá xấu. Ứng viên có thể thay đổi mốc thời gian làm việc ở công ty cũ, "nói quá" kinh nghiệm và kỹ năng thực tế... Nhưng nếu lạm dụng bạn sẽ trở thành một kẻ gian lận, luôn rơi vào trạng thái lo lắng, và dĩ nhiên, sẽ không có nhà tuyển dụng nào chấp nhận một ứng viên gian lận cả. Hãy thành thật vì hầu hết các nhà tuyển dụng đều biết cách để "lật tẩy" bạn đấy!
 
4. Độ dài CV không đúng ý nhà tuyển dụng
 
CV phản ánh sự phong phú về kinh nghiệm của mỗi ứng viên. Hơn 90% nhà tuyển dụng chỉ ra rằng, dù mới ra trường hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, một bản CV lý tưởng nên có độ dài tối đa là 2 trang giấy.
 
5. CV "chất lượng" nhưng sắp xếp thông tin không hợp lý
 
Dù chỉ là hình thức, nhưng việc sắp xếp thứ tự trong CV sao cho hợp lý lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì nếu thông tin không được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, những điểm nổi bật về kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ bị nhà tuyển dụng bỏ lỡ. Dưới đây là thứ tự lý tưởng cho một bản CV chuẩn dành cho mọi ngành nghề:
 
Thông tin cá nhân và liên hệ: Bao gồm ảnh, họ và tên, số điện thoại, email và địa chỉ của ứng viên.
 
Mục tiêu nghề nghiệp
 
Trình độ học vấn
 
Kinh nghiệm làm việc
 
Kỹ năng
 
Các mục thông tin khác
 
6. Chỉ tập trung viết, không biết cách check lỗi CV
 
Khi mắc lỗi ngữ pháp hoặc chính tả dù một hay nhiều lần, ứng viên có thể bị loại ngay từ vòng sàng lọc CV, vì nó thể hiện sự kém chuyên nghiệp. Bằng cách đọc kỹ, bạn sẽ dễ dàng phát hiện lỗi chính tả trong CV của mình. Tuy nhiên lỗi ngữ pháp thì có phần khó hơn một chút. Việc sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả có thể hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng cho ra kết quả đúng. Vì vậy, bên cạnh sử dụng các phần mềm, ứng viên có thể nhờ người khác kiểm tra lại nội dung CV cho mình.
 

Một số lỗi cần tránh khi viết CV xin việc để được đánh giá cao
 
Trên đây là những lỗi sai cơ bản thường gặp trong CV xin việc của các ứng viên. Hy vọng rằng qua bài viết này, ứng viên có thể rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho mình một CV xin việc hiệu quả hơn trong tương lai.
Số lượt đọc: 52 -