• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

22408
Tổng số truy cập:22408
Khách đang online: 36
Gặp câu hỏi phỏng vấn khó, đừng vội nói "tôi không biết"
Ngày đăng tin: 26/02/2024 16:10

Gặp câu hỏi phỏng vấn xin việc khó khiến bạn bối rối, hồi hộp, lo lắng, không biết phải làm gì là điều dễ hiểu. Thay vì đáp lại bằng sự im lặng, cười trừ hoặc trả lời "tôi không biết", hãy áp dụng cách trả lời phỏng vấn thông minh đây để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên tài năng nhé.

Một tình huống không thể tránh khỏi khi tham gia phỏng vấn xin việc - đó là nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi phỏng vấn quá khó mà bạn thì lại không biết cách trả lời phỏng vấn như thế nào. Làm sao để vượt qua tình huống éo le này đây?
 


Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi quá khó, phải làm sao?
 
Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải một số câu hỏi phỏng vấn oái oăm đến nỗi bị "bí" hoàn toàn. Vậy phải làm sao đây? Đừng lo lắng quá, bởi trong bài viết dưới đây, Cevn sẽ chia sẻ những cách trả lời phỏng vấn thông minh giúp bạn lập tức thoát khỏi tình thế khó xử này!
 
1. Giữ thái độ bình tĩnh
 
Có thể bạn chưa biết, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến câu trả lời mà còn đặc biệt để ý đến cách bạn phản ứng trước áp lực. Nói run, nói lắp bắp và lảng tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng là những điều cấm kỵ. Đừng để những dấu hiệu cơ thể này tố cáo bạn là người thiếu tự tin. Nếu chẳng may rơi vào trạng thái này, hãy hít thở sâu, cố gắng nói chậm lại và phải thật rõ ràng nhé.
 
2. Đừng nói không biết ngay lập tức
 
Tâm lý lo sợ nhà tuyển dụng phải chờ đợi lâu, cảm xúc lo lắng, mất bình tĩnh và thiếu tự tin vì chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn là những nguyên nhân thúc ép ứng viên nói "tôi không biết" ngay lập tức.
 
Khi chưa nghĩ ra được câu trả lời, bạn hãy bày tỏ dòng suy nghĩ của mình và chia sẻ hướng để giải quyết vấn đề. Bởi mục đích chính của nhà tuyển dụng đối với các câu hỏi tình huống khó là để đánh giá khả năng tuy duy của ứng viên. Nhưng đừng cố gắng bịa câu trả lời, vì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhận ra ngay.
 
3. Hỏi lại nhà tuyển dụng để làm rõ câu hỏi
 
Trường hợp gặp phải một câu hỏi phỏng vấn mà bạn không hiểu rõ hoặc cảm thấy mơ hồ, đừng ngần ngại hỏi lại nhà tuyển dụng ngay nhé. Thứ nhất, việc hỏi lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nhà tuyển dụng đang đặt ra. Thứ hai, nó sẽ giúp bạn thu thập thêm thông tin để trả lời một cách chính xác, đúng trọng tâm và đầy đủ nhất.
 
Chẳng hạn, khi phỏng vấn cho vị trí nhân viên sale tại một công ty bất động sản, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: "Cách mà bạn xử lý tình huống khó khăn khi đàm phán với khách hàng là gì?".
 
Trong trường hợp này, nếu cảm thấy câu hỏi không rõ ràng hoặc muốn hiểu sâu hơn về loại tình huống mà nhà tuyển dụng đang quan tâm, bạn có thể hỏi lại như sau: "Anh/chị có thể cung cấp rõ hơn về loại tình huống này được không?"


Cách trả lời phỏng vấn xin việc để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên tài năng
 
4. Chủ động xin thêm thời gian
 
Mục tiêu của buổi phỏng vấn không chỉ để tìm ra ứng viên có kiến thức chuyên môn, mà còn là cách để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên trong môi trường làm việc thực tế. Khi gặp phải một câu hỏi phỏng vấn khó, việc chủ động xin thêm thời gian là giải pháp thông minh, giúp bạn đưa ra câu trả lời thấu đáo nhất.
 
Thay vì vội vàng đưa ra câu trả lời, bạn hãy nhấn manh sự cần thiết của việc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chia sẻ vấn đề. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra bạn là người khôn khéo.
 
5. Chuyển hướng sang chủ đề khác
 
Với câu hỏi mà bạn không có câu trả lời, việc chuyển hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề mà bạn tự tin sẽ là cách thông minh để xoay chuyển tình thế.
 
Ví dụ, nếu bị hỏi về một kỹ năng mà bạn không có, đầu tiên hãy bày tỏ sự hào hứng, sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng mới. Sau đó, chỉ cần khéo léo chuyển hướng câu hỏi sang một lĩnh vực liên quan mà bạn đã có kinh nghiệm.
 
6. Làm ngay điều này nếu câu hỏi không thuộc chuyên môn của bạn
 
Để "đối phó" với câu hỏi phỏng vấn không thuộc chuyên môn, bạn hãy ghi nhớ mẫu câu trả lời này nhé: "Tôi không chắc mình là người có câu trả lời chính xác nhất, nhưng tôi có thể tìm hiểu hoặc hỏi ý kiến của một người có kinh nghiệm hơn để giúp đỡ".
 
Bằng cách đề xuất một hướng giải quyết khác, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có tư duy và sở hữu mạng lưới quan hệ chất lượng, là nhân tố tiềm năng, đóng góp vào sự phát triển của công ty.
 
Trong quá trình phỏng vấn, chắc chắn ứng viên sẽ phải một lần trải qua những câu hỏi phỏng vấn "hóc búa" từ nhà tuyển dụng hoặc không chắc chắn 100% về câu trả lời. Hy vọng với gợi ý cách trả lời phỏng vấn khi không biết câu trả lời của Cevn sẽ giúp bạn tự tin hơn, chúc cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn diễn ra thật suôn sẻ nhé!
Số lượt đọc: 88 -