• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

92228
Tổng số truy cập:92228
Khách đang online: 67
“Học lỏm” 8 mẹo tìm việc hay nhất năm 2018
Ngày đăng tin: 19/08/2018 20:47

Số lượng việc làm khá giới hạn trong khi số người có nhu cầu tìm việc lại ngày một gia tăng, nếu không “dắt túi” một số mẹo thì bạn sẽ luôn là người thua cuộc, bị xếp sau đối thủ. Hiển nhiên, điều đó đồng nghĩa rằng bạn sẽ thất nghiệp và phải “ăn không khí, uống nước mưa” để sống qua ngày.

Một nửa năm 2018 đã đi qua, bạn cũng không nên mãi dậm chân tại chỗ, hãy áp dụng những chiến thuật sau để nhanh chóng tìm được việc làm mới trước khi kịp “ngửi thấy mùi năm mới”.

 
1. Chỉnh sửa CV
 
 
Điều chỉnh CV là một việc làm mất khá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng quan trọng. Bạn nhất định phải đọc kỹ bản mô tả công việc để tìm ra từ khóa và khéo léo chèn chúng vào các mục quan trọng như Kinh nghiệm làm việc hoặc Kỹ năng, đồng thời bạn cũng nên liên tục thay đổi, cập nhật thông tin trong CV tùy theo từng vị trí để đảm bảo vượt qua vòng xét duyệt. Miễn là bạn quyết tâm thì hãy tự tin mình có thể chinh phục được nhà tuyển dụng.
 
2. Không tiết lộ mức lương hiện tại với nhà tuyển dụng
 
Nhà tuyển dụng ngày càng thông minh hơn trong việc điều tra mức lương của ứng viên, làm cơ sở để đưa ra con số phù hợp nhất nhằm giành lợi thế trong quá trình đàm phán lương. Không còn là câu hỏi trực diện “Mức lương hiện tại của em là bao nhiêu?” mà thay vào đó là những câu hỏi khai thác khối lượng công việc, từ đó định lượng thành tiền, chẳng hạn: “Em hãy kể về những việc mà em đang thực hiện mỗi ngày ở công ty” hay “Những nhiệm vụ cụ thể mà em đang làm là gì?” …
 
Là một ứng viên, bạn nên biết rằng các câu hỏi nêu trên đều đang phạm luật và bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời. Tuy nhiên, thay vì tỏ ra khó chịu và phản ứng với nhà tuyển dụng một cách gay gắt, bạn nên xử lý khôn khéo bằng những lời lẽ thuyết phục, thể hiện sự tinh tế “Em nghĩ những gì em đang làm không quan trọng, quan trọng là kinh nghiệm và kỹ năng của em có đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc hay không. Và tất nhiên, em tự tin rằng mình có thể hoàn thành công việc mới một cách xuất sắc, mang lại giá trị cho công ty.”
 
Tóm lại, để không gặp bất lợi trong quá trình đàm phán lương thì bạn đừng bao giờ tiết lộ mức lương hay nói quá chi tiết về công việc hiện tại, đặc biệt là khi bạn chỉ đảm nhận vai trò ở các cấp thấp, xử lý những nhiệm vụ đơn giản.
 
3. Cụ thể hóa thông tin dưới dạng các con số
 
 
Tuyệt đối tránh trình bày chung chung những thành tích bạn đạt được trong quá khứ hoặc những thông tin phản ánh giá trị của bạn trong CV xin việc. Các ví dụ sau đây đều bị coi là sáo rỗng mà bạn nên tránh:
 
– Giúp công ty tăng doanh thu
– Biết sử dụng phần mềm Photoshop
– Có chứng chỉ chuyên ngành
– …
Nói một cách hóm hỉnh thì đấy phải chăng là cách ứng phó “khi bạn thích viết văn nhưng cuộc đời cứ bắt bạn phải đi xin việc”?
 
Không được đâu nhé, thất nghiệp cả đời đấy ạ.
 
Hãy thể hiện tất cả những gì tốt nhất của bạn thông qua con số cụ thể:
 
– Tăng doanh thu bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu tiền
– Kỹ năng sử dụng Photoshop ở mức độ nào: cơ bản (có thể chỉnh sửa ảnh đơn giản) hay master (muốn thiết kế, chỉnh sửa gì cũng được)
– Tên chứng chỉ chuyên ngành, đơn vị cấp và ngày tháng năm đạt được
 
4. Mở rộng quan hệ bên ngoài
 
Để sự nghiệp phát triển thuận lợi, bạn đừng chỉ chăm chăm vào công việc mà hãy chú trọng vào việc mở rộng các mối quan hệ, hãy kết giao với những người có thể hỗ trợ và giới thiệu cho bạn những cơ hội việc làm mới hoặc những người giúp bạn thu nạp những kiến thức, kỹ năng hữu ích.
 
5. Cảnh giác với những nhà tuyển dụng lừa đảo
 
 
Nếu bạn liên tục cảm thấy “ngờ ngợ” khi đọc một tin tuyển dụng thì hãy dành ra đôi phút để kiểm tra xem có phải chúng đã từng được đăng rất nhiều lần trước đó. Nếu là sự thật, hãy cảnh giác trước khi quyết định ứng tuyển.
 
Thường thì sẽ có 3 khả năng trong tình huống này: một là vị trí này rất khó tuyển người (ví dụ kỹ sư môi trường, kỹ sư nông nghiệp), hai là văn hóa công ty không đủ tốt để giữ chân nhân tài, ba là công ty không uy tín, có nguy cơ lừa đảo ứng viên.
 
Đừng vì thất nghiệp mà đưa ra lựa chọn vội vàng, dù lắng nghe trái tim nhưng cũng đừng bỏ qua lý trí.
 
6. Đầu tư thời gian để nghiên cứu công ty ứng tuyển
 
Hãy loại bỏ suy nghĩ chỉ cần tài năng thì không cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn, nếu bạn thể hiện sự hời hợt thì chắc chắn bạn cũng sẽ bị loại như các ứng viên khác. Trước khi xét đến năng lực, điều nhà tuyển dụng cần nhất chính là ứng viên có thực sự mong muốn làm việc cho công ty họ hay không, điều đó được thể hiện qua các câu trả lời cũng như các câu hỏi ngược trong vòng phỏng vấn.
 
Muốn không bao giờ rơi vào trường hợp lắp bắp vì không biết nên trả lời thế nào hay muốn hạn chế đưa ra những câu hỏi ngốc nghếch, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty bạn dự định ứng tuyển. Thậm chí nếu bạn có thể hiểu rõ những dự án họ đang thực hiện hay đưa ra giải pháp cho những khó khăn mà họ đang gặp phải thì bạn sẽ càng tỏa sáng.
 
7. Đừng làm gì khác khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại
 
 
Một khi nhận được cuộc gọi phỏng vấn, hãy chỉ tập trung vào nó thay vì làm nhiều việc khác cùng lúc. Đừng phá vỡ sự chuyên nghiệp của bản thân khi để nhà tuyển dụng phát hiện ra bạn đang trả lời tin nhắn Facebook, rửa chén, cắt móng tay hay hàng tỷ công việc cá nhân khác trong khi vẫn đang nói chuyện điện thoại cùng với họ. Dù không nhìn thấy nhưng chắc chắn, đôi tai của họ không bỏ sót bất kỳ âm thanh nào ngoài giọng nói của bạn đâu.
 
8. Luôn thể hiện sự tích cực, lạc quan
 
Không riêng gì nhà tuyển dụng mà bất cứ ai cũng đều mong muốn được vây quanh bởi những điều tích cực, vậy nên, không có lý do gì để bạn ngồi hàng giờ đồng hồ trong phòng phỏng vấn chỉ để nói xấu về sếp cũ hay bày tỏ sự chán nản về đồng nghiệp cũ. Hãy gạt bỏ mọi bất mãn trong quá khứ và hướng đến những điều tốt đẹp ở tương lai, cố gắng tạo cảm giác dễ chịu và vui vẻ cho nhà tuyển dụng là cách giúp bạn đi sâu vào những vòng phỏng vấn tiếp theo.
Số lượt đọc: 1451 -