• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

92269
Tổng số truy cập:92269
Khách đang online: 69
Học cách xử lý khôn khéo của người Nhật khi sếp đang nổi giận
Ngày đăng tin: 13/08/2018 22:06

Cúi đầu xin lỗi

 
Với một người đang nổi nóng, việc bạn cố gắng phân bua chẳng mang lại tác dụng ngay tại thời điểm ấy. Điều đầu tiên bạn cần làm là cúi đầu xin lỗi (dù cho bạn thấy mình chẳng có lỗi gì) để xoa dịu cơn giận của sếp.
 
Theo quan điểm của người Nhật, lời xin lỗi không đồng nghĩa với sự thừa nhận rằng họ đã gây ra lỗi lầm, đó chỉ là sự tôn trọng đối với cấp trên mà thôi. Bạn nên học hỏi nhân viên Nhật, cố gắng kiếm chế cảm xúc của mình và xử sự khôn khéo trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”.
 
Chân thành lắng nghe
Sẽ rất khó khăn khi phải lắng nghe những lời nói của sếp khi họ đang cực kỳ nóng giận nhưng bạn hãy nhẫn nhịn chờ đợi cho đến khi họ xả được cơn bực tức, đấy mới đích thực là cách phản ứng của người khôn ngoan. Chỉ cần bạn dại dột đứng lên cãi tay đôi với sếp lúc này thì rất có thể kết quả bạn sẽ phải đánh đổi bằng lá đơn sa thải trên bàn làm việc ngay sáng hôm sau. Hãy để sếp cảm nhận được rằng bạn đang rất nghiêm túc và chân thành lắng nghe, bạn lúc nào cũng tôn trọng họ.
 
Cơ hội trình bày
 
 

 
 Sau khi đã nắm hoàn toàn nguyên nhân khiến sếp nổi giận, giờ là thời gian để bạn giải thích và làm rõ đúng sai.
 
Bạn có thể mở đầu bằng việc thể hiện sự thấu hiểu cảm xúc đối với cấp trên và nhắc khéo rằng họ đã cư xử chưa thật sự chuyên nghiệp: “Em biết là trong tình huống này sếp nhất định sẽ rất giận, khuôn mặt của sếp vẫn còn đang đỏ bừng lên…”, sau đó hãy nói những điều mà bạn đã cố giữ lại từ khi sếp bắt đầu khai hỏa.
 
Nếu bạn thực sự phạm sai lầm, hãy thẳng thắn thừa nhận và xin lỗi sếp, tuyệt đối đừng đổ lỗi cho người khác. Dù là sếp Nhật hay sếp Việt thì họ cũng không muốn nhân viên của mình tỏ ra là người thiếu trách nhiệm. Thành thật mới là chìa khóa mở ra sự khoan hồng.
 
Trong trường hợp sếp đang có sự hiểu lầm, bạn hãy đưa ra những lời giải thích và bằng chứng thỏa đáng để làm sáng tỏ vấn đề. Đừng ngại bộc lộ suy nghĩ nếu bạn tự tin rằng mình không làm gì khiến sếp phật lòng. Cơn giận sẽ được dập tắt khi sếp hiểu ra mọi chuyện.
 
Đưa ra giải pháp và lời cam kết
 
Khi bạn là người có lỗi và khiến sếp thất vọng thì lời xin lỗi chỉ là hành động tạm thời. Để khiến sếp nguôi ngoai cũng như thể hiện được thành ý muốn sửa chữa lỗi lầm, bạn cần phải đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Đừng nói một cách chung chung, hãy gạch đầu dòng từng bước cụ thể kèm thời hạn rõ ràng, bạn có thể xin ý kiến sếp nhằm hạn chế trường hợp mắc sai lầm lần nữa.
 
Ngoài ra, đừng quên cam kết đây sẽ là lần cuối cùng, bạn tuyệt đối sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu có, bạn sẵn sàng chấp nhận những hình phạt mà sếp đưa ra.
 
Đừng vội yên tâm
 
 
Đừng vội mừng thầm khi bạn vừa thoát được cơn giận của sếp, nếu bạn không nhanh chóng thay đổi bản thân thì viễn cảnh này sớm muộn cũng sẽ quay lại. Nên nhớ là sếp vẫn đang hoài nghi, âm thầm theo dõi hoặc ngầm đưa ra những thử thách dành cho bạn, hãy cẩn thận và dùng hiệu quả công việc để chứng minh rằng sếp đã trao niềm tin đúng chỗ, bạn là nhân viên luôn trung thành và xứng đáng tiếp tục làm việc bên cạnh sếp.
Số lượt đọc: 1742 -