• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

53858
Tổng số truy cập:53858
Khách đang online: 490
Phải làm sao khi sếp phỏng vấn tuyển dụng là người yêu cũ?
Ngày đăng tin: 21/02/2020 21:41
Gặp lại những "người xưa" (chẳng hạn như người yêu cũ hoặc vợ/chồng cũ) trong các tình huống liên quan đến công việc, đặc biệt là khi đi dự phỏng vấn, tạo ra không ít cảnh trớ trêu .
Các mối quan hệ tình cảm dù trôi qua đã lâu nhưng đôi khi có thể khiến những giao tiếp chuyên nghiệp trở nên lúng túng nhiều năm sau đó. Gặp lại những "người xưa" (chẳng hạn như người yêu cũ hoặc vợ/chồng cũ) trong các tình huống liên quan đến công việc, đặc biệt là khi đi dự phỏng vấn, tạo ra không ít cảnh trớ trêu .
 
Làm thế nào để điều hướng cuộc trò chuyện khó khăn và nhạy cảm như vậy, sau đây là lời khuyên từ mạng tuyển dụng CareerBuilder.
 
1. Bạn có cảm giác gì khi bất ngờ "vấp phải người xưa"?
 
Gene Caballero, nhà đồng sáng lập của GreenPal, đã kể lại kỷ niệm về một lần "hội ngộ". Anh nhớ lại cảm giác tự tin của mình khi bước vào phòng phỏng vấn tại trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại ( call center ) của Dell ở Nashville, Tenn. Năm ấy Caballero chỉ mới gần 30 tuổi, đã có bằng cấp về kinh doanh và sở hữu một số kinh nghiệm liên quan. Trong những tình huống bình thường, một buổi phỏng vấn nhóm với sự có mặt của 4 quản lý tuyển dụng cũng không thể làm anh bối rối. Tuy nhiên, ngày hôm đó, khi liếc qua những người ngồi đối diện, Caballero bất chợt đóng băng.
 
Trước mặt anh không phải là một "người xưa bình thường" như những cô bạn gái cũ từng quen thời trung học hay đại học, mà là người anh đã hẹn hò trong suốt 3 năm đầy ý nghĩa. Đó là một cuộc chia tay hoà thuận, dù sau đó đôi bên không giữ liên lạc. Caballero nghe nói rằng cô ấy đã kết hôn, trong khi anh hiện vẫn còn độc thân. "Sau cú sốc ban đầu, dòng suy nghĩ thứ hai nhanh chóng đến trong đầu tôi chính là cô ấy trông vẫn rất tuyệt," Caballero kể. Ngay sau đó anh đã vội nhắc nhở mình: ‘Này, mày đến đây để dự phỏng vấn’.
 
Chạm mặt "người xưa" trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể gây khó xử, nhưng khi đặt trong bối cảnh công việc thì càng đặc biệt bối rối nên rất cần cách hành xử tế nhị, khéo léo của những người trong cuộc.
 
Phải làm sao khi sếp phỏng vấn tuyển dụng là người yêu cũ? - Ảnh 1.
"Sự kết nối của các tế bào não thường hướng đến đối tác cũ, nhất là những người từng trải qua thời thanh xuân với chúng ta, có thể đặc biệt mạnh mẽ. Gặp lại một người cũ có thể ngay lập tức kích hoạt lại những cảm giác hối tiếc, hy vọng, tức giận, ghen tuông, buồn bã, và thậm chí là lôi cuốn," Jonathan Bennett – đồng sáng lập của The Popular Man, doanh nghiệp chuyên huấn luyện về các mối quan hệ ở Columbus, Ohio – nhận định.
 
May mắn thay cho Caballero, anh đã phục hồi lại rất nhanh chóng và "người xưa" của anh cũng chỉ đặt ra những câu hỏi thông thường như mọi phỏng vấn viên khác. Cô ấy không cố dồn ép anh vào thế bí. Và kết quả là Caballero giành được công việc.
 
2. Đâu là cách tốt nhất để xử lý một cuộc chạm trán tình cờ với "người xưa" và duy trì danh tiếng cá nhân?
 
Bennett khuyên là hãy bắt đầu bằng cách hiểu đúng hơn về các mối quan hệ tình cảm đầu đời trước năm 25 tuổi rằng chúng có thể tạo ra tác động lớn hơn đến sự phát triển cảm xúc so với những mối quan hệ khi đã trưởng thành. "Đó là lý do mà bạn thấy không ít người trên 50 vẫn còn lưu giữ nhiều kí ức sâu sắc về người họ từng hẹn hò ở lứa tuổi thiếu niên."
 
Ngay cả những chuyên gia tự tin nhất cũng có thể bị mất cảnh giác bởi sự xuất hiện của người yêu cũ. Kristy De Leon – nhà trị liệu tâm lý và huấn luyện viên về mối quan hệ ở Newport Beach, Calif – nói rằng: "Những cuộc chia tay thời phổ thông hay đại học thường rất xáo trộn, trong khi người trẻ tuổi lại chưa có đủ sự trưởng thành về mặt cảm xúc để đối phó với các tổn thương, mất mát này." Vì thế, việc gặp lại "người xưa" trên bước đường cuộc sống sau này có thể làm lộ rõ sự non nớt, thiếu trưởng thành trong cảm xúc của chính bạn. Nó thậm chí cản trở khả năng bạn giải quyết tình huống trước mắt, De Leon giải thích.
 
Phải làm sao khi sếp phỏng vấn tuyển dụng là người yêu cũ? - Ảnh 2.
De Leon cũng chia sẻ lại câu chuyện của bản thân, khi cô trông thấy người yêu cũ thời trung học khi cùng đồng nghiệp đi dự một hội nghị ở San Diego. Anh ấy tình cờ tham dự một hội nghị khác chung địa điểm với De Leon. Đã lâu lắm hai người chưa gặp lại kể từ sau cuộc chia tay "tuổi teen thảm khốc" của họ.
 
"Cú chạm mặt khiến tôi phải khựng lại. Nó ngay lập tức đưa tôi trở lại là cô gái 15 tuổi bối rối và đau đớn một lần nữa," De Leon kể. Nhưng rất may là cô nhận ra rằng đây là lúc mình phải thực hành những điều thường hay khuyên khách hàng. Cô nói với bản thân: "Bây giờ tôi đã là người trưởng thành, không thể cứ hành động như khi mới 15". Vì thế nên cô bước lên và nói "Xin chào", họ trò chuyện với nhau vài câu, và thế là xong.
 
Điều quan trọng bạn cần nhớ là các cuộc gặp dạng này có thể kích hoạt những cảm xúc cao độ cho cả đôi bên về cuộc chia tay, De Leon nói. "Những người từng làm chuyện có lỗi hay khiến đối phương đau lòng có thể sẽ hồi tưởng lại và cảm thấy xấu hổ bởi vì họ không thể xin lỗi."
 
Gabrielle Orcutt, một nhiếp ảnh gia ở DuBois, Penn thừa nhận rằng cô đã từng mang trái tim tan vỡ khi chấm dứt mối tình thời trung học của mình. Đó là một cuộc cãi vã đầy bực dọc, anh chàng người yêu rời đi ngay sau đó 2 giờ và họ đã gần như không liên lạc từ đó về sau.
 
Vì thế, khi nhìn thấy người yêu cũ là khách đến dự trong một đám cưới mà cô được thuê làm nhiếp ảnh vào năm 2015, Orcutt như bị một cú chấn động tâm lý. Mỗi khi anh ta lọt vào tầm ngắm của ống kính, cô lại nghĩ rằng "sẽ như thế nào nếu mình kết hôn với anh ấy". Orcutt cũng nhắn tin kể cho chồng mình biết về cuộc chạm trán. Chồng cô ngay lập tức nhắn trả lại rằng: "Hmm, có định về nhà với anh ta không đấy?" khiến cô phải bật cười và thức tỉnh. "Thời điểm đó tôi nhận ra rằng mình không cần phải quá bận tâm về chuyện này nữa." Bởi hai tiếng trước đó, khi đứng ở vị trí đủ gần để chào hỏi, cô đã mỉm cười và vẫy tay, nhưng không có chuyện gì xảy ra cả. Anh ta nhìn cô, nheo mắt và uống một ngụm bia lớn.
 
Nhà tâm lý và tác giả sách nổi tiếng Mark Goulston nói, "bạn phải nhận thức được rằng mình có thể điều kiển việc giao tiếp với một ai đó, nhưng bạn không thể kiểm soát cách họ lắng nghe hay hồi đáp". Ông khuyên chúng ta nên luyện tập trước kịch bản, đặc biệt khi biết rằng một cuộc gặp gỡ như thế có thể sắp xảy ra. Goulston gợi ý là chỉ cần nói ra sự thật một cách thân thiện, chẳng hạn như: "Tôi thấy tên anh trong danh sách và muốn nói xin chào. Hi vọng rằng cuộc sống của anh vẫn đang rất tốt!". Ông còn khuyên rằng tốt nhất bạn nên tìm gặp người đó sớm trước khi sự kiện diễn ra.
 
Trong các môi trường làm việc hay tình huống công sở, sẽ không có nhiều thời gian để bạn đào sâu vào các cảm xúc, nhưng sẽ không hại gì nếu bạn có thể chủ động chuẩn bị trước một kịch bản để đối diện với chúng theo cách chuyên nghiệp nhất.
Số lượt đọc: 559 -