• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54739
Tổng số truy cập:54739
Khách đang online: 335
Sự lạc quan – Cái bẫy “vô tình” trong công việc của bạn
Ngày đăng tin: 14/02/2020 14:33

 Sự lạc quan cần thiết

 
 
Sự lạc quan chắc không còn lạ lẫm gì với chúng ta nữa. Công việc khó khăn, hãy lạc quan lên! Tiền bạc khó khăn, hãy lạc quan lên! Sự lạc quan gần như ảnh hưởng đến hầu hết mọi thứ trong cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên hôm nay chúng ta chỉ bàn tới sự lạc quan “vô tình” ảnh hưởng tới công việc của chúng ta như thế nào nhé. Để chúng tôi cho bạn một ví dụ dễ hiểu. Khoảng 15 năm trước, Michael Stausholm, một nhà khởi nghiệp người Đan Mạch đã quyết định cùng một người bạn thân lập ra một công ty mới. Một bức tranh được 2 nhà đồng sáng lập vẽ ra đầy hứa hẹn về tương lai cho sản phẩm từ khâu sản xuất, đóng gói tới quảng cáo, bán hàng và phân phối. Và điều quan trọng hơn hết là Stausholm đã tin vào những gì mình nghe thấy. Dù gì đi nữa thì suy nghĩ tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công, phải không?
 
“Suy nghĩ tích cực là điều in hằn trong DNA của hầu hết những người làm kinh doanh,” Stausholm nói. “Nếu bạn không suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bao giờ có thể khởi nghiệp.” Nhưng khi công việc kinh doanh đổ bể, ông học được một bài học quan trọng: Suy nghĩ tích cực cũng có vấn đề của nó.”Chỉ suy nghĩ tích cực và chờ đợi vào may mắn là không đủ – bạn phải kết hợp với cả suy nghĩ thực tế,” ông nói.

Dùng sự lạc quan để tưởng tượng đừng ảo tưởng
 
 
Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy sự lạc quan có những điểm hạn chế và thậm chí là tác hại chết người. Suy nghĩ tích cực có thể hạn chế sự thành công của bạn. Trước hết hãy nói trên khía cạnh tâm lý học, Gabriele Oettingen là một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, bà bắt đầu nghiên cứu về suy nghĩ tích cực, bà phát hiện ra rằng năng lượng cơ thể, được đo bằng huyết áp, giảm xuống khi người ta ảo tưởng về tương lai, ví dụ như được nhận việc làm hay kiếm được tiền.
 
Và sự thực là những người quá lạc quan cũng gửi đi ít đơn xin việc hơn. Vì sao vậy?
 
“Họ ảo tưởng về điều đó. Họ cảm thấy đã đạt được thành công và muốn nghỉ ngơi,” bà nói, đồng thời cho biết thêm điều này khiến con người ta mất động lực để biến mơ ước thành hiện thực.
 
Con người ta thường có cảm giác bực bội vì không thể biến những ảo tưởng của mình thành hiện thực và sau đó lại cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ tiêu cực của mình. Họ cho rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đã góp phần khiến mình không thể đạt được mục tiêu. Bạn cần sự lạc quan để tưởng tượng chứ đừng ảo tưởng, hãy tưởng tượng những thứ mà bạn phải làm trong 6 tháng nữa, 1 năm tới rồi đề ra kế hoạch cụ thể cho từng bước. Đừng dùng sự lạc quan để ảo tưởng mình sẽ thành triệu phú trong tương lai gần. Những ảo tưởng về tương lai có thể giúp tạo động lực ngắn hạn, nhưng về dài hạn, nó góp phần làm con người ta cảm thấy tệ hơn.

Sử dụng suy nghĩ tiêu cực
 
Nếu sự lạc quan đã nằm trong bản năng của chúng ta thì hãy dùng một lượng suy nghĩ tiêu cực vừa đủ để cân bằng lại.
 
Bằng công trình nghiên cứu trong suốt hai thập niên, Oettingen đề xuất một lộ trình đó là WOOP mong ước (Wish), Kết quả (Outcome), trở ngại (Obstacle) và kế hoạch (Plan).
 
Lộ trình này hướng dẫn người dùng qua một loạt các bài tập được thiết kế để giúp họ lập ra một chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình và học cách lạc quan nhưng vẫn lưu tâm về những trở ngại và bất lợi.
 
Ví dụ nếu bạn muốn lập một công ty nhưng bạn nhận ra rằng mình không muốn đi vay tiền hoặc không muốn làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ. Bạn có thể tìm cách khác như hợp tác với một người có kỹ năng bán hàng. Nhiều khả năng bạn sẽ quyết định rằng trở ngại này quá lớn và không đáng vượt qua – trước khi bạn lao đầu vào và thất bại.
 
“Sau đó, ít ra bạn có thể đặt mục tiêu đó qua một bên mà không cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể tự nhủ rằng mình đã phân tích kỹ lưỡng và cảm thấy nó không phù hợp với mình,” Oettingen nói.
 
Stausholm đã học từ những thất bại trong kinh doanh trước đó. Ông đã viết tất cả mọi thoả thuận ra giấy và đề ra những kế hoạch dự phòng cho viễn cảnh xấu nhất.
 
“Nhiều người nói rằng bạn phải suy nghĩ tích cực khi là một doanh nhân,” Stausholm nói. “Nhưng đối nghịch với lạc quan không phải là tiêu cực – điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rất thực tế về những gì mình có thể đạt
Số lượt đọc: 1038 -