5 Điều nên biết trước khi bắt đầu công việc đầu tiên
Ngày đăng tin: 01/02/2020 15:55
Bài viết này đặc biệt dành cho những bạn newbie, chưa đi làm bao giờ và chuẩn bị có cho mình công việc đầu tiên trong đời. Tất nhiên, lần đầu tiên lúc nào cũng sẽ mang theo đầy sự bỡ ngỡ cũng như bất ngờ. Chính tâm lý đó đã khiến rất nhiều bạn trở nên hoang mang, khó bắt kịp và làm quen được với những điều mới mẻ. Để có thể chuẩn bị chu đáo hơn về mặt tinh thần, sau đây là 5 điều bạn nên biết trước khi bắt đầu công việc đầu tiên.
1. Tất cả những gì bạn sẽ làm không phải lúc nào cũng giống hệt như những gì bạn đã từng học
Đã có rất nhiều bạn khi đi học đạt được bằng giỏi, xuất sắc; thế nhưng khi đi làm lại chẳng hề được việc vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Nên nhớ, mọi thứ bạn sẽ gặp gỡ tới đây sẽ không còn nằm trong vùng an toàn như những kiến thức nằm trong một quyển sách nữa. Bạn sẽ học được và tích cóp cho mình được những kinh nghiệm hoàn toàn mới, hãy xem công việc đầu tiên của bạn như một dịp để có thể học hỏi một cách chủ động nhất. vì mọi thứ chỉ có thể hoạt động tốt nếu như bạn có trong tay những nền tảng tốt.
2. Đừng nên kỳ vọng vào sự công bằng quá nhiều
Nói một cách khách quan, sẽ chẳng ai biết được bạn Đang chuẩn bị làm việc trong một môi trường như thế nào. Ngay cả bạn cũng không thể đoán trước được điều đó. Vậy nên kỳ vọng quá nhiều sự công bằng ngay khi nhận được công việc đầu tiên đôi khi sẽ trở thành một bất lợi cho bạn. Thay vì ngồi đó và hy vọng về sự công bằng từ những người xung quanh, hãy tự khiến cho bản thân mình làm việc và cư xử một cách công bằng. Chỉ có như thế thì cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, bạn cũng biết được rằng bạn đã cố gắng hết sức.
Tuy nhiên, cũng đừng quá nặng lòng nếu lỡ rơi vào một tình huống mà bạn cảm thấy bị Đối xử một cách bất công. Hãy nhớ rằng sự lựa chọn vẫn đang nằm về phía bạn, tự đối xử công bằng với bản thân mình bằng cách mỉm cười và vui vẻ tìm cho mình một cơ hội mới, bạn nhé!
3. Đôi khi bạn sẽ phải chịu đựng những cảm giác tủi thân
Vốn dĩ tìm được cho mình một người đồng nghiệp, một người bạn đồng hành phù hợp vẫn luôn rất khó đối với những người đã đi làm lâu năm. Thế nên vì không tìm được tiếng nói chung khi đi làm là chuyện bình thường như cơm bữa.
Có thể là do môi trường không phù hợp với bạn. Bạn thì quá trẻ còn những người xung quanh thì đã lập gia đình, môi trường đông thành viên ở tuổi trung niên, hoặc bạn cảm thấy không phù hợp vì phải làm việc trong một môi trường kém năng động. Về vấn đề này, bạn nên kiên nhẫn hơn với bản thân mình.
Nếu cảm thấy quá chán nản, hãy tự tìm cho mình những động lực khác, ví dụ như lấy những gì mà bạn sẽ học được, tự đặt ra cho mình được một mục tiêu trong công việc và cố gắng thực hiện. Đồng thời mở lòng mình ra với các mối quan hệ xung quanh, biết đâu bất ngờ vô tình bạn sẽ lại vô tình gặp được người cực kỳ hợp với bạn thì sao?
4. Sẽ không còn ai có thể thông cảm cho những lý do cá nhân của bạn
Tôn chỉ của mọi ngành nghề đó chính là sự trách nhiệm của mỗi người. Khác với lúc đi học hay ở trong gia đình, tất cả mọi người chỉ nhìn nhận và công nhận năng lực của bạn khi bạn thực hiện nó một cách có trách nhiệm cũng như bạn phải hoàn thành đúng hạn mà bạn được giao hoặc là bạn đã chủ động thoả thuận. Sẽ không có chuyện đến hạn, bạn chưa hoàn tất và đưa đủ thứ lý do ra để tìm kiếm sự thông cảm, hầu hết những người làm việc chuyên nghiệp thường không có thái độ như thế. Trách nhiệm khi làm việc thì luôn phải được đặt lên hàng đầu. Điều này vào những ngày đầu tiên đi làm đôi khi dễ bị áp lực, tuy vậy, bạn sẽ học được cách làm việc quy củ hơn.
5. Bạn làm sai, tất cả mọi người đều phải chịu
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng phần lớn các công ty bây giờ đều chạy theo mô hình làm việc Teamwork. Mỗi vị trí đều làm việc của họ và công việc có xúc tiến được hay không lại còn phụ thuộc vào nhau. Sẽ có những lúc bạn không làm được việc và gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm, và ngược lại. Nếu như ai đó không có thiện chí chăm chỉ làm việc thì tất nhiên là không chỉ mọi người mà bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Xét trên một góc nhìn khác bạn cũng có thể làm liên lụy đến sếp nếu như không tuân thủ những quy định chung của doanh nghiệp.
Ví dụ như bạn đang công tác tại phòng kế toán, nếu như bạn không làm đúng theo những yêu cầu chung về nề nếp công việc, bạn bị kế toán trưởng khiển trách, nhưng đồng thời người kế toán trưởng ấy cũng sẽ bị liên luỵ