• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54747
Tổng số truy cập:54747
Khách đang online: 336
Khi sếp không phản hồi
Ngày đăng tin: 20/02/2020 22:29

Trên khắp các diễn đàn trên mạng, chúng ta không khó bắt gặp những câu chuyện mọi người chia sẻ về tình huống khó xử và bế tắc của họ khi đang phải làm việc với một vị sếp ít gặp gỡ, không hướng dẫn và thậm chí hiếm khi phản hồi cho nhân viên. Tệ hơn nữa là bỏ lờ đi hoặc bỏ qua yêu cầu tăng lương, khi đến hạn hoặc khi nhân viên lâu năm đã trình bày hết các lý do chính đáng.

Cách hành xử thờ ơ như thế thường dẫn đến kết quả là nhân viên sẽ phải ra đi, vì họ cảm thấy thiếu tôn trọng, không được ghi nhận công sức, hoặc không thể tiếp tục làm việc chung cảm giác thiếu gắn kết.
 
Trong bài viết này, Cevn.com.vnmuốn chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm để có lối thoát nhẹ nhàng hơn. Chúng ta sẽ tạm không bàn đến hành động của sếp là đúng hay sai, hãy cùng nhau chia sẻ một vài bước tích cực mà bạn có thể cân nhắc chủ động thực hiện khi rơi vào tình huống bị “sếp bỏ bê” như thế nhé!
 
1. GỬI EMAIL THEO DÕI TIẾN ĐỘ
 
Sau mỗi cuộc họp hoặc trao đổi qua điện thoại với sếp về các ý tưởng, dự án hoặc thời hạn công việc của bạn, hãy gửi email để tóm tắt và đề ra hướng xử lý hoặc theo dõi tiếp theo. Hành động này sẽ tạo cho bạn một nguồn để tham khảo thông tin và cũng là lời nhắc nhở sếp về chi tiết của cuộc trò chuyện. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu bạn và sếp có chỗ ngồi làm việc cách xa nhau hoặc không cùng thành phố.
 
 
2. ĐẶT LỊCH HỌP ĐỊNH KỲ (HÀNG THÁNG, HÀNG TUẦN)
 
Hãy đề nghị gặp nhau mỗi tháng hoặc mỗi tuần một lần, qua điện thoại hoặc Skype. Bạn có thể hỏi sếp thời gian nào là thời điểm thuận tiện và tốt nhất để sếp có thể tập trung chú ý giải quyết những vấn đề của bạn. Bạn không thể yêu cầu sếp tắt điện thoại, nhưng bạn có thể đề nghị có được những cuộc họp hiệu quả, không bị các tác động gây nhiễu.
 
3. ĐỀ NGHỊ SẾP CUNG CẤP THỜI GIAN ĐƯA RA CÂU TRẢ LỜI
 
Bằng cách yêu cầu sếp đưa ra một ngày cụ thể, bạn đang giúp sếp phải có trách nhiệm nhanh chóng phản hồi lại cho mình. Hãy chắc chắn rằng yêu cầu này đã bao gồm trong email theo dõi tiến độ. Một tuần trước khi nhiệm vụ nào đó đến hạn, có thể bạn sẽ muốn gửi một lời nhắc nhở. Ví dụ như: “Tôi đang đợi quyết định của anh về đề nghị tăng lương (hoặc xem lại những trao đổi của chúng ta về khả năng xem xét tăng lương), vui lòng cho tôi biết nếu anh còn có thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa.” Để làm tốt phương án này, bạn có thể tham khảo thêm về khái niệm “quản lý ngược”.
 
4. “QUYẾT ĐỊNH CỦA SẾP DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO?”
 
Nếu yêu cầu nào đó của bạn bị từ chối, bạn có quyền được biết vì sao mình không được thông qua. Đó cũng là trách nhiệm mà bạn phải làm để duy trì một kết thúc sẽ dẫn đến những cải tiến và điều chỉnh bản thân phù hợp, nhằm giữ cho mình luôn chuyên nghiệp tỏng công việc. Tuy nhiên, câu trả lời “không” cho đề nghị của bạn nhiều khi có lnguyên do không xuất phát từ cá nhân bạn. Chẳng hạn, lý do bạn không được tăng lương đôi khi đơn giản chỉ vì công ty vừa có một năm kinh doanh không thuận lợi, doanh thu quý đang sụt giảm hoặc tổ chức đang tái cấu trúc hoặc thu hẹp lĩnh vực tham gia.
 
 
5. THƯƠNG LƯỢNG NHỮNG LỢI ÍCH KHÁC
 
Nếu yêu cầu tăng lương của bạn bị từ chối, có thể sẽ có những quyền lợi khác đủ tốt để bạn thấy vẫn hứng thú mà tiếp tục làm việc với công ty. Chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng, và tạo ra những lời đề nghị giúp hai bên cùng có lợi, bao gồm cả việc hướng tới một phần thưởng khuyến khích nhận được cho nguyên năm. Hãy chủ động định sẵn trong đầu một con số hợp lý, nhằm tránh lúng túng hay chậm trễ hơn nữa khi đưa ra quyết định.
 
Thực hiện tương tự với những yêu cầu khác, luôn có những khía cạnh khác trong một vấn đề để bạn tìm hiểu và khai thác thêm. Sự uyển chuyển và linh động là thực sự cần thiết khi phải hợp tác với những người sếp có tính cách này.
 
6. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
 
Hãy tự mình quyết định xem bản thân có còn đủ động lực duy trì công việc hiện tại hay không nếu mãi không nhận được mức lương như mong đợi. Thời gian và công sức làm việc chăm chỉ của bạn có giá trị của nó, hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý muốn được chi trả lương tương xứng với khả năng chuyên môn. Tuy nhiên cũng cần cẩn thận, cảm giác tự tin thái quá có thể sẽ khiến bạn mất tinh thần cầu thị, không sẵn sàng lắng nghe những lời góp ý xây dựng. Và một khi bạn vội vàng rời khỏi vị trí công việc hiện có, bạn sẽ sớm nhận ra bản thân đang trong hoàn cảnh khó khăn, phải vật lộn mỗi ngày vì thiếu hụt kỹ năng.
Số lượt đọc: 455 -