• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109410
Tổng số truy cập:109410
Khách đang online: 224
Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách xác định mục tiêu ngắn hạn
Ngày đăng tin: 27/07/2024 21:45

Xây dựng mục tiêu cá nhân luôn được xem là một công đoạn không thể thiếu trong hành trình dẫn đến sự thành công bền vững. Tầm quan trọng của mục tiêu càng trở nên sâu sắc hơn khi chúng xuất hiện thường xuyên trong các buổi phỏng vấn hay CV xin việc. Bài viết của Cevn sẽ giúp bạn định nghĩa mục tiêu ngắn hạn là gì? Và cụ thể cách xác định mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc và trong phỏng vấn bạn nhé.

1. Khái niệm mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu nói chung là những mong muốn, hay những đích đến cụ thể mà chúng ta tự vạch ra để nỗ lực thực hiện. Trong đó, mục tiêu ngắn hạn được định nghĩa là những việc làm, những kế hoạch cần thực hiện của một cá nhân có giới hạn về thời gian cụ thể trong một khoảng ngắn nhất định. Nếu như mục tiêu tương lai của bạn là trở thành một phiên dịch viên tài năng, thì bạn cần vạch ra các mục tiêu ngắn hạn như: Học ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, học kỹ năng phiên dịch,...

Khái niệm mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn mặc dù có giới hạn về mặt thời gian, chúng thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng không vì thế, mà chúng ta xem nhẹ giá trị của mục tiêu ngắn hạn, trình bày chúng một cách sơ sài và cẩu thả. Bởi trong quá trình xin việc nói chung, điều này gián tiếp làm cho nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn. Nói chính xác hơn, một người có tư duy thành công là người phải biết xác định được mục tiêu ngắn hạn bên cạnh những mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn như một nền tảng, một bệ phóng để mục tiêu dài hạn có thể được thực hiện sớm và tốt hơn trong tương lai.

2. Kinh nghiệm viết mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc

Kinh nghiệm viết mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc

Các tác giả của Cevn đã chia sẻ một chủ đề về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về mục tiêu ngắn hạn trong bản CV xin việc của bạn. Cùng xem xét và tham khảo những nội dung bên dưới đây nhé.

2.1. Mục tiêu ngắn hạn đảm bảo cụ thể, rõ ràng

Ngay từ cái tên, chúng ta dễ dàng nhận thấy mục tiêu ngắn hạn có hạn sử dụng khá hạn chế, nghĩa là chúng không hề dài. Cho nên, đừng biến chúng trở nên dài dòng, tốt nhất là hãy cụ thể hóa và làm tinh gọn chúng nhất có thể khi viết CV xin việc. Mục tiêu là những hình dung trong tương lai mà bạn có khả năng để thực hiện, không phải là những mộng ảo xa vời thực tế và viển vông. Trong khi nội dung của một mẫu CV xin việc chỉ đẹp nhất khi dài trong vòng 1 trang giấy, hãy cố gắng trình bày mục tiêu ngắn hạn sao cho thật tinh tế và hiệu quả nhất. Khi bạn phỏng vấn cũng vậy, ứng tuyển vào vị trí nào thì nhà tuyển dụng hay nhân viên nhân sự thì cũng đều có câu hỏi về mục tiêu. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới là gì, bạn có dự định gì? Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi? Bạn phải xác định rõ từ trước để tránh lúng túng.

Hãy bắt đầu bằng những mục tiêu dễ hiểu, dễ hình dung, đơn giản và đặc biệt phải đảm bảo những mục tiêu đó có thể đủ thực hiện trong một thời gian ngắn nhé.

2.2. Nhận định mục tiêu ưu tiên nhất của bản thân

Khi viết mục tiêu ngắn hạn trong CV xin việc, các ứng viên cần xác định được mục tiêu ưu tiên trong công việc của mình.

Nhận định mục tiêu ưu tiên nhất của bản thân

Để làm được điều này, bạn cần có định hướng công việc cụ thể, rõ ràng, không nên viết những mục tiêu hay mong muốn lệch khỏi định hướng ban đầu liên quan đến nghề nghiệp của bạn. Điều này thường là sai lầm thường gặp của các ứng viên khi viết mục tiêu ngắn hạn. Hiểu được mục tiêu ngắn hạn là gì? Bạn sẽ nắm được bản chất cũng như giá trị của chúng. Một ví dụ đơn giản như bạn không thể trở thành một kỹ sư quản trị mạng nếu bạn đi học kinh doanh, bán hàng, viêc làm quản trị mạng là một công việc đòi hỏi các kiến thức về công nghệ thông tin, an ninh mạng.

Khi nhận định mục tiêu ưu tiên, bạn cần dựa vào cơ sở cụ thể về tính cấp thiết của chúng, cũng như giá trị của chúng có ảnh hưởng và tác động ở mức độ nào trong sự nghiệp tương lai của bạn.

2.3. Cần có tính liên kết với mục tiêu dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn là gì không quan trọng bằng việc bạn hiểu được mối tương hỗ giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Cần có tính liên kết với mục tiêu dài hạn

Hai giá trị này cần gắn kết mật thiết với nhau và bổ sung qua lại lẫn nhau. Không thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tách biệt, không liên quan gì đến nhau trong CV xin việc được. Nếu như trong một bài văn nghị luận, các luận cứ là những vệ tinh xung quanh bổ trợ cho các luận điểm. Thì ở đây, mục tiêu ngắn hạn chính là cơ sở, là tiền đề và là chất xúc tác bổ sung cho mục tiêu dài hạn.

Nếu xây dựng mục tiêu ngắn hạn có tính liên kết với mục tiêu dài hạn, các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn ấn tượng hơn về bạn. Họ đánh giá cao năng lực xác định hướng đi cụ thể cho công việc tương lai mà họ đang cần bổ sung nhân sự để lấp đầy.

3. Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

Trong các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp, mục tiêu ngắn hạn là gì? Khác với CV xin việc, bạn dường như có thời gian hơn để đầu tư và cẩn thận xác định mục tiêu ngắn hạn thông qua chữ viết. Nhưng khi mặt đối mặt với nhà tuyển dụng, kỹ năng giao tiếp tệ hại có thể bị “lộ diện” nếu như bạn thực sự không cẩn thận. 

Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

Câu hỏi về mục tiêu luôn xuất hiện trong các buổi phỏng vấn ở bất kỳ vị trí công việc nào ví dụ việc làm nhân sự, việc làm marketing, việc làm seo... Khi trả lời mục tiêu ngắn hạn của mình, các ứng viên nên lưu ý những điểm mấu chốt như sau:

3.1. Đảm bảo tính liên kết về mục tiêu

Như khi viết một bài văn, các câu từ, ngôn ngữ hay những gì mà bạn viết ra cần tập trung vào một chủ đề nhất định thì khi trả lời phỏng vấn xin việc cũng thế, trả lời mục tiêu ngắn hạn cần có tính liên kết, tất cả phải đảm bảo tính trơn tru, liền mạch, tập trung vào những thông điệp chính mà bạn muốn nhà tuyển dụng cảm nhận được.

Mục tiêu ngắn hạn có thể có rất nhiều, chúng cũng có thể được thực hiện khác nhau về phương pháp, về thời gian cụ thể, về địa điểm thực hiện,... tuy nhiên tất cả cần đảm bảo hỗ trợ và hướng đến một mục tiêu chính (mục tiêu dài hạn) hay những thăng hoa trong sự nghiệp mà bạn mong muốn.

3.2. Liên kết câu trả lời với kinh nghiệm làm việc

 

Liên kết câu trả lời với kinh nghiệm làm việc

Không gắn liền hay đề cập đến kinh nghiệm là một sai lầm thường thấy khi các ứng viên trả lời mục tiêu ngắn hạn trong phỏng vấn xin việc. Sự có mặt của kinh nghiệm chính là một minh chứng xác thực những giá trị cá nhân mà bạn đang sở hữu lên mỗi mục tiêu, đó là cá tính, là trải nghiệm riêng của mỗi người.

Đa phần, mọi nhà tuyển dụng hiện nay đều đề cao những ứng viên có kinh nghiệm, dù ít dù nhiều đi chăng nữa. Bởi trên thực tế, họ sẽ không phải đầu tư về kinh phí, thời gian, nhân lực để hướng dẫn và chỉ dạy bạn từ những bước chập chững.Tuy rằng thị trường lao động hiện nay là dồi dào, nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao lại hạn chế. Thế nên việc tuyển chọn người có khả năng kinh nghiệm thường khó nhưng cũng được đánh giá cao hơn. Những ứng viên có kinh nghiệm thường thích nghi nhanh hơn với nhiệm vụ và môi trường làm việc, họ cũng có những tư duy mang tính mới và sáng tạo hơn.

3.3. Thể hiện mong muốn làm việc lâu dài

Các nhà tuyển dụng thường rất “sợ” những ứng viên “cả thèm chóng chán”. Những người xin việc này thường có thái độ không ổn định, có thể nghỉ việc ngay lập tức mà không cân nhắc, dẫn đến ảnh hưởng đến công việc của doanh nghiệp và thậm chí cả văn hóa công ty. Nhưng với nhiều người, ổn định luôn là đích đến trong quá trình xây dựng sự nghiệp. Sẽ chẳng ai mong muốn mình bấp bênh mãi trên con đường mưu sinh đầy khó khăn.

 

Thể hiện mong muốn làm việc lâu dài

Do vậy, trong quá trình phỏng vấn, ngoài việc gây ấn tượng bởi năng lực bản thân, ứng viên nên nhấn mạnh mong muốn được gắn bó và làm việc lâu dài với doanh nghiệp thông qua việc trình bày mục tiêu ngắn hạn.

4. Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

Tìm hiểu về cách viết, cách nói về mục tiêu ngắn hạn là gì trong CV xin việc cũng như trong phỏng vấn không đồng nghĩa với việc bạn sẽ thực hiện chúng một cách hoàn chỉnh và hiệu quả nhất. Đó chính là lý do vieclam88.vn đưa ra cho bạn những lời khuyên cần tránh sau đây:

4.1. Không xác định được cách trả lời

 Không xác định được cách trả lời

Chỉ khi hiểu mục đích câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Nhưng để làm được điều đó, là cả một kỹ năng cần được trau dồi. Rất nhiều ứng viên, đặc biệt là những bạn trẻ chưa từng xin việc làm, thường thờ ơ với quá trình chuẩn bị trước phỏng vấn. Khiến họ thường gặp phải những tình huống vô thưởng vô phạt trong cuộc gặp mặt với nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy chắc chắn và tìm hiểu thật kỹ kiến thức, những gì liên quan đến cả vị trí công việc và nhà tuyển dụng để cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi hơn nhé.

4.2. Mục tiêu chung chung, không cụ thể

Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết cách thiết lập mục tiêu một cách trơn tru và đặc biệt là rõ ràng. Đừng mập mờ, đừng chung chung, đừng trình bày mục tiêu bằng cách đi đường vòng. Hãy đi thẳng vào vấn đề rằng mong muốn của bạn là được làm việc dưới vai trò nào, bộ phận nào, mục tiêu của bạn đối với vị trí công việc đó ra sao. Việc thẳng thắn luôn được nhà tuyển dụng hoan nghênh, vì chúng vừa giúp họ không mất quá nhiều thời gian với từng ứng viên, vừa hiểu rõ mục đích, nguyện vọng của bạn khi xin việc để tương tác với bạn một cách chủ động và thoải mái hơn. 

4.3. Thái độ xem nhẹ mục tiêu

Những thất bại thường gặp ở người chỉ biết nói mà không biết hành động. Đừng vô hiệu hóa mục tiêu ngắn hạn của bạn trên những dòng chữ, hãy hành động ngay để biến chúng trở thành sự thật. Người có cách nhìn nhận vấn đề đa dạng thường là người sở hữu rất nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm thực tế. Chúng ta không thể đọc sách mỗi ngày để thành công, mà phải vận dụng những gì trong sách với cuộc sống bên ngoài để có thêm tự tin, sự trải nghiệm. Điều đó là tác nhân xây dựng nên một tác phong, một tư duy mạch lạc và linh hoạt.

Thái độ xem nhẹ mục tiêu

Làm được điều đó, thì khi đứng trước nhà tuyển dụng, bạn mới có thể trình bày mục tiêu ngắn hạn một cách tự tin, không rụt rè. Thái độ của bạn luôn được theo dõi sát sao trong buổi phỏng vấn, và cũng chính thái độ làm nên một ứng viên tiềm năng trong tương lai. Và đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn trượt phỏng vấn dù đã chuẩn bị kỹ, vậy nên luôn phải thật cẩn thận.

Nhìn chung, khi nói đến mục tiêu nghề nghiệp, rất nhiều người thường xem nhẹ hoặc thậm chí bỏ qua mục tiêu ngắn hạn mà chỉ chú trọng vào mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu xét về tính khả thi cũng như thang đo thực hiện, các mục tiêu ngắn hạn thường sát với thực tế cũng như có khả năng thực hiện dễ hơn những mục tiêu dài hạn xa tít ở tương lai. Mặc dù nhà tuyển dụng đa phần đều mong muốn ứng viên có thể đồng hành cùng mình trên con đường dài hạn, nhưng chúng chỉ thuận lợi nếu ứng viên đó thực hiện tốt mục tiêu ngắn hạn trước mắt.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn mục tiêu ngắn hạn là gì cũng như cách xác định mục tiêu ngắn hạn trong quá trình xin việc. 

 
Số lượt đọc: 121 -