• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69200
Tổng số truy cập:69200
Khách đang online: 382
Lấp đầy khoảng trống trong CV bằng những lý do “mát lòng” nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 11/08/2018 20:34

Bạn vừa trải qua quãng thời gian dài thất nghiệp và đang trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn gần kề tuy nhiên bạn khá lo ngại khi CV xin việc của bạn có một khoảng trống khá lớn. Nếu nói thẳng với nhà tuyển dụng rằng bạn thất nghiệp thì có thể ấn tượng mà họ dành cho bạn sẽ “giảm không phanh” nhưng nếu như nói dối… thì nên viện cớ gì cho hợp lý?Dưới đây là các lý do mà bạn có thể tham khảo để lấp đầy khoảng thời gian thất nghiệp của mình, chẳng những không gây trở ngại mà ngược lại, chúng rất có thể là điểm nhấn giúp CV của bạn đặc biệt hơn những ứng viên còn lại.

1. Lý do cá nhân/ gia đình

Đối với các lý do liên quan đến gia đình, nhà tuyển dụng thường không đào sâu tìm hiểu kỹ càng. Bạn có thể tận dụng điều này để lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ xin việc, chẳng hạn chăm sóc người thân bị bệnh hay gặp phải biến cố bất ngờ… Nhà tuyển dụng sẽ thông cảm và tế nhị bỏ qua các thông tin mang tính chất riêng tư nên bạn không cần phải lo ngại rằng mình sẽ bị mất điểm.
 
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá chủ quan mà viện dẫn những lí do quá sức tưởng tượng  hoặc quá xa rời thực tế như nghỉ việc để chăm sóc em gái bị ung thư (trong khi em gái bạn vẫn khỏe mạnh) hay chăm sóc vợ đang trong kỳ sinh nở (trong khi thực tế bạn chưa lập gia đình)…. Khi bạn được nhận vào làm, mọi chuyện sẽ dễ dàng bị tiết lộ và điều đó thật chẳng hay ho chút nào.
 
2. Lý do đi học
 

 
 Trả lời rằng bạn nghỉ làm chỉ vì muốn tập trung toàn thời gian để học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng mới cũng là một cách giúp bạn ứng phó khi được hỏi về những khoảng trống. Việc này cho thấy bạn là người có ý chí cầu tiến và có tinh thần trách nhiệm, không muốn ảnh hưởng đến công việc chung. Nhà tuyển dụng rất yêu thích những ứng viên có tính cách như vậy nên họ sẽ dễ dàng chấp nhận lý do mà bạn đưa ra.
 
3. Tham gia các hoạt động tình nguyện
 
Bạn cần một khoảng thời gian dài để nghỉ ngơi và lấy lại cân bằng cho cuộc sống. Nói như vậy không có nghĩa suốt thời gian đó bạn chỉ quanh quẩn trong nhà, không làm việc. Trải nghiệm hoạt động tình nguyện cũng là một cách giúp bạn khám phá thế giới, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ cộng đồng. Nhà tuyển dụng khó có thể bắt bẻ lý do này của bạn vì chúng vô cùng chính đáng và thiết thực. Nó chứng tỏ bạn rất quan tâm đến cộng đồng và có một tâm hồn hướng thiện, tốt đẹp.
 
4. Các kinh nghiệm kì lạ
 
 
Những lý do tưởng như không giúp ích được gì cho việc ứng tuyển như du lịch khắp thế giới, viết sách, chinh phục đỉnh núi Everest kì thực lại giúp bạn trở nên nổi bật hơn những ứng viên khác. Đừng ngại chia sẻ những kinh nghiệm khác lạ của mình với nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên được chọn không phải vì năng lực mà chính bởi những sở thích, trải nghiệm hết sức đặc biệt của họ. Cứ thử xem, biết đâu bạn lại gặp may mắn.
 
5. Chưa tìm được công việc phù hợp
 
Đây là lý do có phần tiêu cực, thể hiện bạn là người kén chọn nhưng ở một mặt khác, nó cho nhà tuyển dụng thấy bạn đòi hỏi cao ở công việc và thực sự nghiêm túc với nghề. Dù nhận được khá nhiều lời mời nhận việc nhưng vì chưa tìm thấy việc làm ưng ý nên bạn đều từ chối tất cả. Hãy cho nhà tuyển dụng biết được rằng bấy lâu nay bạn vẫn đang chờ đợi một vị trí phù hợp với mình và bạn nghĩ rằng công ty chính là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
 
6. Thành thật rằng bạn đang thất nghiệp
 
Nếu không thể nói dối, bạn có thể thành thật với nhà tuyển dụng rằng mình đã thất nghiệp suốt khoảng thời gian qua. Tuy nhiên, đừng tự mình đánh mất cơ hội bằng việc chỉ ra mình yếu kém ra sao mà hãy khiến họ tin rằng bạn thất nghiệp chỉ vì thiếu một chút may mắn.
 
Quá khứ không thể quyết định được kết quả hiện tại, chỉ cần bạn tự tin và thể hiện được bản lĩnh, khả năng trước nhà tuyển dụng, bạn hoàn toàn có thể vượt qua các đối thủ khác và nhận việc một cách ngon lành.
 
7. Sử dụng mẫu CV với định dạng mới mẻ
 
 
Các mẫu CV xin việc thường được trình bày dưới dạng thời gian nhưng đó sẽ là bất lợi cho bạn vì nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nhận ra những khoảng trống. Vậy thì, hãy thử áp dụng cách trình bày khác xem sao. Cụ thể, bạn nên tập trung vào các kỹ năng mà mình có, mỗi kỹ năng sẽ liên quan đến các tiêu đề (hay kinh nghiệm làm việc) khác nhau rồi sắp xếp chúng sao cho nổi bật và thu hút nhà tuyển dụng. Họ sẽ bị “đánh lừa thị giác” và vô tình bỏ qua khoảng thời gian trống mà bạn muốn “che giấu”.
Số lượt đọc: 1430 -