Những chuẩn bị trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng cần biết
Ngày đăng tin: 27/07/2018 21:15
Quá trình phỏng vấn tuyển dụng luôn đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị, dù là khi bạn chỉ làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ hay một công ty lớn. Đặc biệt khi giữ vai trò là nhà tuyển dụng, bạn thực sự phải có sự chuẩn bị kỹ càng để cóc thể giúp tìm kiếm cho công ty những ứng viên sáng giá và phù hợp nhất cho vị trí đang cần người. Với sự chuẩn bị ban đầu, bạn sẽ có được những câu hỏi giá trị, những hành động chuyên nghiệp để thể hiện cho các ứng viên thấy tầm quan trọng của toàn bộ quá trình này. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều thứ phải làm trước, trong và sau quá trình phỏng vấn để đảm bảo sự thành công của bạn.
Để có cơ hội tuyển dụng được đúng người, hôm nay chúng tôi giới thiệu đến bạn những việc cần chuẩn bị để có được buổi phỏng vấn tốt nhất. Bạn có thể chuẩn bị mọi thứ theo quy trình dưới đây.
Trước buổi phỏng vấn
- Cho ứng viên có thời gian chuẩn bị – Khi bạn đã xem các CV và có sự lựa chọn của mình, bạn cần cho các ứng viên mà bạn đã lựa chọn một vài ngày sau khi thông báo họ đã lọt vào vòng phỏng vấn. Điều này giúp họ có sự chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn sắp tới.
- Giải thích cấu trúc phỏng vấn – Nếu trong quá trình phỏng vấn của bạn dự kiến sẽ có những bài test để kiểm tra kiến thức hoặc các kỹ năng chuyên môn/cơ bản, đừng quên báo cho các ứng viên được biết để họ có thể chuẩn bị đầy đủ.
- Giải thích quy trình – Ngay cả trước khi ứng viên gặp bạn tại buổi phỏng vấn, hãy thông tin trước cho họ về thời gian có kết quả phỏng vấn và có bao nhiêu vòng trong toàn bộ quá trình phỏng vấn của công ty.
Trong buổi phỏng vấn
- Để ứng viên cảm thấy thoải mái – Phỏng vấn có thể làm người ta trở nên stress, do đó hãy cố gắng để giúp ứng viên của bạn cảm thấy thoải mái. Hãy chắc chắn là mỗi ứng viên đều cảm thấy được chào đón và được bảo vệ. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi quan trọng ở mức độ thấp trước.
- Đừng xét đoán bằng những ấn tượng đầu tiên – Chúng ta có thể cũng giống như họ, những người không có ấn tượng đầu tiên tuyệt vời nhưng cuối cùng lại trở thành những nhân viên tuyệt vời. Hãy chắc chắn bạn không bỏ qua những viên kim cương quý giá. Bạn nên giữ quyết định của bạn đến khi sự đánh giá về ứng viên của bạn mang tính toàn diện dựa trên khả năng của họ.
- Nói cho ứng viên biết một ít về công việc – Để không lãng phí khoảng thời gian phỏng vấn, bạn nên bắt đầu với một bản tóm tắt về vị trí tuyển dụng, bao gồm cả các trách nhiệm chính, cách thức báo cáo, các thử thách sẽ có khi làm việc ở vị trí này, và các tiêu chí cần có để thực hiện được công việc này. Điều này sẽ giúp ứng viên định hướng được câu trả lời và đưa ra những ví dụ và những phản hồi phù hợp với mong muốn của bạn.
- Đừng ngại ứng viên – Lên kế hoạch cho những câu hỏi của bạn trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng, nhưng đừng để bản thân cảm thấy nhất thiết phải hỏi chỉ những câu hỏi đó. Bạn có thể ứng biến lin hoạt, dựa trên những thông tin được cung cấp từ ứng viên để tạo nên những câu hỏi mới nhằm hiểu rõ hơn những gì bạn cần.
- Lắng nghe – Nếu bạn nói chuyện nhiều hơn ứng viên trong một buổi phỏng vấn, bạn sẽ không thể có được đầy đủ thông tin để lựa chọn giữa các ứng viên và cũng không thể xác định năng lực thực sự của họ. Một hướng dẫn đơn giản là bạn nên sử dụng 80% thời gian để lắng nghe và chỉ nên nói trong khoảng 20% còn lại.
- Ghi chú – Vì bạn không muốn ghi lại tất cả những gì mà ứng viên nói, hãy chỉ nên viết những điểm quan trọng, những thành tựu quan trọng, những ví dụ nổi bật, và những thông tin khác giúp bạn ghi nhớ và đánh giá một cách công bằng cho từng ứng viên. Một mẹo trong quá trình phỏng vấn là bạn có thể chuẩn bị trước những điều bạn mong muốn được biết về ứng viên, điều này sẽ giúp quá trình ghi chú của bạn dễ dàng hơn và giúp bạn có một sườn chung để nắm bắt những thông tin quan trọng.
- Mời ứng viên đặt câu hỏi – Điều này có thể trở thành phần giá trị nhất của buổi phỏng vấn. Tại sao họ muốn làm việc ở đây? Thách thức của công việc là gì? Thuận lợi trong nền công nghiệp hay một điều gì đó cụ thể về công ty của bạn? Hoặc cũng có thể là thời gian để thương lượng được mức lương phù hợp, lợi ích và thời gian nghỉ phép của nhân viến. Nếu không có bất cứ câu hỏi nào được đặt ra, điều này có thể được coi như báo động đỏ cho bạn, trừ phi bạn đang tuyển những nhân viên ở dạng thực tập sinh. Bạn nên ghi chú lại những gì mà ứng viên hỏi, và chắc chắn có thể theo dõi và trả lời sau nếu không thể cung cấp câu trả lời được một cách ngay lập tức.
Sau buổi phỏng vấn
- Thông tin cho ứng viên được biết những điều họ cần biết – Bạn nên nói rõ lại cho ứng viên biết về thời gian khi nào có thông tin kết quả, hoặc các bước tiếp theo sẽ là gì. Bạn có thể gọi để thông tin kết quả cho ứng viên càng sớm càng tốt.
- So sánh các ghi chú và đạt được sự đồng thuận – Việc đánh giá ứng viên sau cuộc phỏng vấn là thời gian để so sánh các ghi chú và thúc đẩy quyết định tuyển dụng. Mỗi người tham gia phỏng vấn nên chuẩn bị để tổng hợp hững đánh giá nhận xét và kiến nghị từ ghi chú về ứng viên và thật cụ thể với những ví dụ của ứng viên.
- Đào sâu các câu hỏi và thu hẹp lựa chọn – Lựa chọn được những ứng viên ở trong danh sách cuối cùng để có thểm những cơ hội giá trị để hiểu nhiều thêm về họ.
Thị trường công việc luôn luôn mang tính cạnh tranh để có được những người tốt nhất. Các công ty cần nhận thấy họ cần phải quảng bá hình ảnh của mình đến với ứng viên càng nhiều càng tốt. Điều này vô cùng quan trọng trong quá trình phỏng vấn tuyển dụng.
Quá trình phỏng vấn của bạn phản ánh giá trị của công ty bạn đối với mỗi ứng viên và xa hơn là mỗi nhân viên. Bạn hãy là một đại sự tốt của công ty thông qua kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp, giao tiếp thân thiện và có những quyết định tuyển dụng chính xác dựa trên khả năng của mỗi ứng viên. Điều này không chỉ giúp bạn có được những nhân viên tuyệt vời mà còn giúp bạn có thể xây dựng được hình tượng tốt đẹp, nâng cao khả năng tuyển dụng trong tương lai.