• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

69906
Tổng số truy cập:69906
Khách đang online: 467
6 điều không bao giờ được nói trong buổi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 10/05/2018 15:37
 
 
Tin hay không, chỉ một câu nói cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội có được công việc mong muốn. Vì vậy hãy lưu ý đến những câu và cụm từ dưới đây. Nếu không bạn sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng thất vọng và tốn thời gian cho buổi phỏng vấn.
 
Vì vậy, nhất thiết phải tránh những tuyên bố, câu hỏi hay cụm từ dưới đây.
 
“Tôi muốn sở hữu một doanh nghiệp riêng”
 
Đam mê trở thành doanh nhân là tham vọng không nên nói ra. Có thể với bạn đây là mục tiêu hiệu quả cho cuộc sống nhưng nhà tuyển dụng lại xem nó theo chiều hướng ngược lại. Họ không coi đó là tham vọng mà là một mối nguy cơ tiềm ẩn.
 
Lý do đầu tiên là bởi nhà tuyển dụng sợ việc biến động nhân sự và mất những thông tin quan trọng. Biến động nhân sự không chỉ gây ra những tổn thất về chi phí cơ hội (nhà quản lý không muốn đầu tư thời gian vào một người mà tiềm năng có thể sẽ nghỉ việc trong tương lai) mà còn khiến tổ chức có nguy cơ bị rò rỉ những thông tin nội bộ. Điều cuối cùng là các công ty sợ phải huấn luyện và đào tạo ra một đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
 
“Tôi trả lời có ổn không?”
 
Nhà tuyển dụng không muốn thuê một người quá tự tin. Việc yêu cầu phản hồi trong suốt buổi phỏng vấn không chỉ khiến bạn có thể để lại những giả định tiêu cực mà còn vô tình đưa bạn vào trạng thái không an toàn. Hơn nữa, trong buổi phỏng vấn bạn cũng nên hạn chế đưa ra những câu hỏi như vậy. Người phỏng vấn hướng về ứng viên người có biểu hiện tốt. Dù sao đi nữa, nhà tuyển dụng luôn tôn trọng những người hiển thị sức mạnh và sự tự tin.
 
“Thích”, “Um”
 
Đây là cụm từ hay được nói xen vào trong câu ám chỉ bạn không tập trung hoặc nghĩ về một vấn đề gì khác. Đặc biệt trong những buổi phỏng vấn vị trí công việc cấp cao, những ứng viên sử dụng các cụm từ không cần thiết như vậy thường cho thấy họ là người thiếu thông minh và sự quan tâm. Thêm vào đó, người phỏng vấn có thể xem đây là một dấu hiệu của sự kém hiệu quả và không có khả năng áp dụng các kỹ năng tư duy.
 
Những câu nói xen vào như vậy còn có thể phá hỏng giọng điệu nói của bạn và mất khả năng thuyết phục đối với người phỏng vấn. Nó có thể khiến người nghe nhàm chán nếu mang những cụm từ như vậy vào trong câu trả lời. Cuối cùng, nói “um”, “thích” sẽ khiến người phỏng vấn bị xao lãng và không tập trung.

“Công ty của bạn làm về lĩnh vực gì?”
 
Đây là điều tối kỵ không bao giờ được nói trong buổi phỏng vấn. Không có cách nào hiệu quả hơn để khiến người phỏng vấn thất vọng bằng cách hỏi câu hỏi này. Nó cho thấy sự coi thường đối với người phỏng vấn và công việc mà bạn đang ứng tuyển.
 
Tìm kiếm những yếu tố đặc biệt về công ty tạo ra ấn tượng rằng bạn hiểu biết sâu sắc về công việc, thích thú với vị trí và thực sự đầu tư để có được công việc này.
 
“Tôi cần kiếm được số tiền X”
 
Bài học quan trọng nhất về sự thuyết phục là bạn không thể chờ đợi người khác quan tâm tới những gì bạn muốn. Nếu bạn khao khát trở thành người có sức thuyết phục, hãy tạo thói quen giải quyết mối quan tâm của người khác trước khi đưa ra yêu cầu của bạn. Người phỏng vấn tốt cho nhà tuyển dụng thấy họ có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty như thế nào trước khi nói về tiền công. Kết quả thậm chí họ còn có thể nhận được số tiền lớn hơn.
 
“Cuộc phỏng vấn này sẽ kéo dài trong bao lâu?”
 
Trong bất kỳ tình huống nào, ai cũng muốn mình là người quan trọng và người phỏng vấn không phải ngoại lệ. Khi hỏi về thời gian cho buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng họ không phải là mối ưu tiên hàng đầu của bạn và bạn đang tốn thời gian để làm một điều bắt buộc phải làm.
Số lượt đọc: 1167 -