• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

127499
Tổng số truy cập:127499
Khách đang online: 73
Làm thế nào để thành công khi tìm việc ở xa?
Ngày đăng tin: 15/07/2019 11:04

Bạn có cảm giác cuộc sống của mình êm đềm quá lâu đến mức nhàm chán rồi và cần sự thay đổi. Bạn muốn chuyển chỗ ở để được gần gia đình hơn. Một người cực kỳ đặc biệt nào đó của bạn vừa nhận được lời mời làm việc khiến họ không thể từ chối. Bất kể lý do là gì, quyết định tái định cư có thể rất hào hứng nhưng song song đó còn có cả cảm giác căng thẳng và áp lực tâm lý, đặc biệt khi nó kéo theo yêu cầu phải tìm việc mới.

 
 
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Nếu thực hiện quá trình tìm kiếm đúng cách, bạn có thể thành công trong việc theo đuổi nghề nghiệp tại một địa phương mới. Dưới đây là vài chỉ dẫn từ những người có kinh nghiệm có thể giúp bạn tìm việc ở tỉnh xa dễ dàng hơn:
 
Kết nối với người địa phương
 
Một trong những cách tốt nhất để hiểu về nơi bạn đang muốn đến định cư, cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm, là xây dựng mối quan hệ với những người ở đó. Neely Rafellini, người sáng lập của 9 to 5 Project đã nói, “Hãy tham gia vào các tổ chức tại những địa phương mà bạn đang nhắm đến để liên tục kết nối, kết nối và mở rộng mạng lưới quan hệ. Hãy gửi email cho mỗi người bạn quen biết theo đúng nghĩa đen. Hãy chia sẻ rằng bạn có kế hoạch chuyển đi xa, rồi hỏi xem liệu họ có biết ai đó đang có nhu cầu tìm kiếm nhân sự hay không. Có thể nhờ họ giới thiệu cho bạn, nhưng phải trao đổi thật rõ ràng và cụ thể khi nhờ cậy.”
 
Tiến hành nghiên cứu cẩn thận
 
Người tìm việc nên dành nhiều thời gian học hỏi và thu thập các thông tin về nhà tuyển dụng tiềm năng trước khi ra quyết định thay đổi, chọn một công việc ở xa.
 
Không có gì tệ hơn là bạn trải qua tất cả những cảm xúc và nỗ lực để di chuyển đến nơi làm việc mới, rồi sau đó nhận ra mình rất ghét công việc này chỉ vì đã không hiểu đủ về nó trước khi nhận lời. Tìm hiểu cẩn thận cũng sẽ giúp ích cho bạn khi tham dự phỏng vấn.
 
Một việc làm quan trọng khác nữa là đặt ra những phong cách phỏng vấn thường gặp của nhà tuyển dụng. Đừng ngần ngại thắc mắc các chi tiết cụ thể liên quan đến vị trí dự tuyển, ví dụ như các kỳ vọng, quyền lợi… Bất cứ điều gì bạn chắc chắn mình quan tâm và muốn làm rõ.”
 

Cân nhắc chi phí tái định cư
 
Trước khi bước vào con đường này, cần cân nhắc xem bạn có sẵn sàng chi trả những khoản phí cho việc tái định cư, hoặc bạn sẽ muốn tìm một công ty sẽ thanh toán các chi phí đó cho mình.
 
Christy Hopkins – HR Consultant & Writer của Fit Small Business – chia sẻ: “Nếu đây là lần đầu tiên tìm kiếm việc ở xa và sẵn lòng tự thu xếp chi phí, tôi khuyến khích các ứng viên nêu rõ ý định này vào phần tóm tắt bản thân ở vị trí nổi bật trên cùng của resume”. Có thể viết những câu như: “Tôi đang muốn chuyển đến San Francisco làm việc bằng chi phí riêng để gần người thân hơn. Có thể chuyển đến nơi mới trong 1-2 tuần sau khi nhận được đề nghị chính thức.” Nhưng nếu muốn công ty thanh toán chi phí di dời đi xa thì hơi khó tìm việc hơn một chút.” Lời khuyên là bạn nên cho nhà tuyển dụng biết về mong muốn này trong cuộc gọi phỏng vấn đầu tiên ngay trước khi kết thúc trò chuyện, hỏi xem công ty có chính sách hoặc bất cứ khả năng nào về một khoản phí cho trường hợp này không?”
 
Hopkins cũng đề nghị bạn nên đọc thật kỹ các bản mô tả công việc, bởi vì “các mẩu tin tuyển dụng và mô tả chi tiết thường đề cập rõ về việc ứng viên có sẵn lòng chuyển đi nơi xa hay không”.
 
Sử dụng thư dự tuyển một cách khôn ngoan
 
Andrew Pearl – chuyên gia huấn luyện kỹ thuật phỏng vấn và viết hồ sơ tìm việc tại Precision Resumes – chia sẻ: “Trong suốt chặng đường tìm kiếm khá dài, một bức thư dự tuyển có sức thuyết phục sẽ là công cụ tốt để bạn giải thích thuyết phục về tình trạng của mình và thể hiện cam kết muốn đi xa. Nhưng đừng chỉ tập trung về ý nghĩ bạn muốn đi xa, mà hãy tập trung vào những lý do thực tế cho thấy bạn sẵn lòng thay đổi nơi ở vì bạn thích công việc đang ứng tuyển và có suy nghĩ gắn bó lâu dài. Nhiều nhà tuyển dụng thường lo rằng các ứng viên ở xa sẽ chỉ coi công việc của họ như chỗ dừng chân ngắn hạn, rồi nhanh chóng sẽ rời đi sau vài tháng để lại hàng tá công việc chưa hoàn thành.”
Số lượt đọc: 448 -