• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

62201
Tổng số truy cập:62201
Khách đang online: 88
Đọc CV của bản thân ở vị trí Nhà tuyển dụng
Ngày đăng tin: 06/07/2019 10:54

Có lẽ việc đặt mình vào vị trí của người đọc là phần quan trọng nhất khi bạn lập kế hoạch viết CV. Đây cũng chính là nguyên tắc cơ bản nhất mà các chuyên viên Marketing áp dụng vào quá trình giao tiếp và mọi hoạt động truyền thông của họ – hiểu đối tượng mục tiêu. Mọi thứ đều bắt nguồn từ đây.

Trong bài viết này, hãy cùng Cevn.com.vn tham khảo một số lưu ý khi viết CV:
 
 
1.Lập kế hoạch trước khi viết
 
Nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu và lập kế hoạch giống như khi bắt tay vào viết CV thực sự. Một bản CV viết vội vàng với những câu “tôi”, “tôi” và “tôi” mà không quan tâm đến cảm xúc người đọc là cách nhanh nhất khiến mọi thông tin giá trị khác trong CV sẽ bị bỏ qua. Bạn nên tự hỏi mình, “đâu là những kinh nghiệm và phẩm chất mà nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ở các ứng viên trong lĩnh vực nghề nghiệp tôi đang theo đuổi?” Hãy nghiên cứu thông tin trên website công ty, cổng việc làm và các kênh về nhân sự liên quan khác để tìm thấy câu trả lời tốt nhất nhằm sáng tỏ vấn đề.
 
2.Tầm quan trọng của việc đặc tả cá nhân
 
Nguồn thông tin quan trọng nhất cần được làm rõ là đặc tả chi tiết cá nhân ứng viên chứ không phải mô tả công việc. Mô tả công việc sẽ chỉ ra các yêu cầu khi ứng viên muốn phụ trách một vai trò cụ thể. Trong khi đó, đặc tả cá nhân sẽ nói cho bạn biết về tiêu chí và chuyên môn cần thiết để giành được vị thế ưu tiên trong lựa chọn tuyển dụng. CV của bạn sẽ được đánh giá dựa trên điều này, cho nên nếu bạn đọc phần mô tả cá nhân trong mẩu đăng tuyển và cảm giác như mọi thứ “sáng lên” thì đây chính là công việc bạn có thể đảm nhiệm. Hãy chắc chắn rằng bạn đã giải quyết rốt ráo các yêu cầu này, làm nổi bật những tính cách và đặc điểm cá nhân khớp với yêu cầu tuyển dụng và khéo léo chỉnh sửa vừa vặn cũng như lồng ghép ví dụ minh hoạ thật thuyết phục trong CV.
 
 
3.Giá trị và văn hoá
 
Thời gian gần đây các nhà tuyển dụng ngày càng tập trung đồng thời nhấn mạnh vào yếu tố văn hoá và giá trị cốt lõi nhiều hơn, đôi khi còn xây dựng nó như thương hiệu nhà tuyển dụng. Có thể bạn đã sở hữu tất cả mọi kỹ năng công nghệ trên thế giới nhưng nếu phẩm chất và giá trị không phù hợp với công ty thì mối quan hệ sẽ không thể lâu bền. Đã có hàng triệu đô la tiêu tốn mỗi năm vào công tác tuyển dụng chỉ bởi lý do nhân viên không thể kết nối và gắn bó được với tổ chức. Do vậy, hãy đọc thật kỹ các website của công ty, tìm đến mục thông tin chia sẻ về các giá trị và văn hoá mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi. Mọi mô tả có vẻ giống bạn phải không? Đây chính lúc để bắt đầu viết một bản CV thật thu hút cho mình rồi đó!
 
4.Viết phần mở đầu
 
Để biến kế hoạch thành kết quả, hãy ghi nhớ rằng việc này không phải dành cho bạn mà là nhà tuyển dụng.Rà soát lại xem bạn đã mở đầu bản lý lịch tìm việc của mình chuyên nghiệp như thế nào để thực hiện mục tiêu tiếp cận nhà tuyển dụng. Khi bạn cố nói điều gì đó thú vị, độc đáo và ấn tượng về phẩm chất cũng như kỹ năng của mình trong phần giới thiệu mở đầu, hãy chắc chắn nó phù hợp với vai trò đang nhắm đến. Nếu dự tuyển cho một công việc cụ thể, hãy tranh thủ sử dụng từ ngữ để uyển chuyển đan xen các chi tiết phản ánh sự phù hợp giá trị và văn hoá tổ chức, thực hiện điều này xuyên suốt bản CV.
 
Tổng hợp lại tất cả những lời khuyên trên, ứng viên phải hiểu được điều cốt lõi rằng những nội dung viết ra trong CV không phải là về bạn, mà chính là về việc bạn có thể làm gì cho công ty tương lai của mình.Bằng cách dành thời gian nghiên cứu cẩn thận và chuẩn bị đúng cách, bạn sẽ biến bản CV trở nên “nặng kí” hơn trong quá trình thuyết phục nhà tuyển dụng gửi đến mình lời mời phỏng vấn.
 
Từ hôm nay đừng viết CV theo cách bạn thích nữa, mà hãy viết CV theo cách mà nhà tuyển dụng cần để giúp cho chặng đường tìm kiếm công việc mới của mình bớt dài hơn, bạn nhé!
Số lượt đọc: 465 -