Các yếu tố cấu thành của Resume tiếng Anh
Ngày đăng tin: 11/07/2019 14:38
1. Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ mail
Không sử dụng địa chỉ mail của nơi làm việc. Không chỉ tạo ấn tượng không tốt cho người ứng tuyển mà còn có khả năng bị lộ thông tin chuyển việc ở nơi làm việc.
2. Profile/kỹ năng/Tóm tắt thành tích (Profile/Qualifications/Summary)
Giống như chúng ta đã thấy trong ví dụ CV (Sales Professional) lần trước, bây giờ thay thế cho Objective thì kiểu CV bắt đầu bằng khái lược tóm tắt các điểm nổi bật của thành tích và kĩ năng của bản thân đang là xu hướng.
Phần này được gọi là Profile, Qualifications, Summary…, nếu đọc chỗ này thì sẽ hiểu được hồ sơ của ứng viên bằng một cái nháy mặt. Viết kĩ năng, bằng cấp, thành tích mà bạn muốn sales promotion. Đây là chỗ PR bản thân quan trọng, nói lên rằng bản thân “Có năng lực xử lý tốt”, “Có bằng cấp nhận việc” với vị trí tuyển dụng. Tùy vào phần này mà nó sẽ là phần rất quan trọng quyết định bạn sẽ được đọc tiếp phần sau của resume hay không.
Objective – cũ
Trong ví dụ bản lý lịch tiếng Anh trường hợp để Objective (nghề nghiệp mong muốn) vẫn còn nhiều nhưng, đây là hình thức cách đây rất lâu rồi, bây giờ hầu như không còn được sử dụng. Một trong các nguyên nhân Objective không được sử dụng nữa là vì có nhiều điều đánh trúng vào nhu cầu của bản thân ứng viên chứ không phải là nhu cầu của công ty tuyển dụng, giống như ví dụ dưới đây.
× Seeks a challenging position that will utilize my education and skills and give opportunities for advancement and personal growth.
× To secure a position within a stable, growing company where my skills and experience will be used to their full potential, while always having the opportunity to allow them to grow.
Đầu tiên, trong nội dụng không rõ ràng như trên đây, vì người đó hoàn toàn không truyền đạt được công việc mình muốn làm là như thế nào, nên ghi vào cũng không có ý nghĩa. Hơn nữa, bên tuyển dụng cũng không có nghĩa vụ mang lại opportunities, personal growth và challenging job cho ứng viên. Điều mà bên tuyển dụng muốn nghe là “bạn có thể làm cho công ty”.
3. Kinh nghiệm làm việc (Experience/Employment)
Vì kinh nghiệm làm việc luôn được chú trọng hơn học vấn, không chỉ là mới tốt nghiệp, nên tôi sẽ viết kinh nghiệm làm việc trước. Không cần viết toàn bộ chức vụ đã giữ cho đến bây giờ. Viết chi tiết những việc có liên quan đến chức vụ ứng tuyển và công việc mới nhất, lược bỏ những việc không liên quan và những cái cũ, viết một cách rõ ràng.
Thành tích không phải là nội dung nhiệm vụ
Phần lớn những người mong muốn tôi làm CV chỉ viết nhiệm vụ trong phần kinh nghiệm làm việc. Cái gọi là nhiệm vụ là cái đặt sẵn trong vị trí đó (Tóm lại là Job Description), dù là ai làm thì cũng không thay đổi. Mặt khác, thành tích là cái người đó vốn có. Điều mà người tuyển dụng muốn biết là, việc bạn sẽ đã đưa ra kết quả như thế nào, hoàn thành việc gì trong chức vụ đó. Đối với việc đo lường sự khác biệt và vượt trội so với ứng viên khác, nhiệm vụ ghi ở phần kinh nghiệm công việc sẽ hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết và chủ yếu viết về thành tích cụ thể.
4. Học vấn (Education)
Học vấn cũng giống như kinh nghiệm làm việc sẽ viết từ cái mới nhất. Trường hợp tốt nghiệp Trung học phổ thông thì viết từ Trung học, trường hợp tốt nghiệp Đại học thì chỉ viết Đại học. Không cần phải viết từ tiểu học và Trung học cơ sở. Trường hợp Trường trung cấp thì ghi Trung cấp và Trung học phổ thông cũng được.