• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

153212
Tổng số truy cập:153212
Khách đang online: 124
Kĩ năng hạ gục nhà tuyển dụng cực kì hữu hiệu
Ngày đăng tin: 01/02/2024 21:52

 Thị trường việc làm cũng như những thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp lớn luôn có sức thu hút mạnh mẽ đối với người lao động, đặc biệt là ­­ các bạn trẻ hiện nay, những sinh viên mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm xin việc. Vậy, làm sao để có thể thành công trong việc chinh phục các nhà tuyển dụng?

Nhận được một cuộc gọi mời phỏng vấn là một chuyện hết sức đáng mừng. Bởi lẽ bạn đã phải đầu tư rất nhiều với bản hồ sơ trực tuyến, và vượt qua hàng chục, hàng trăm đối thủ mới có thể nhận được lời mời này. Nhưng đó cũng chỉ là câu chuyện của việc bước qua khó khăn này ta lại đến với thử thách ở cánh cửa tiếp theo. Một CV đẹp và thành công sẽ mang tới cơ hội cho bạn góp mặt ở vòng phỏng vấn. Khi đó khó khăn lớn nhất chính là việc chinh phục nhà tuyển dụng. Bài viết này sẽ mang đến những bí quyết hay nhất giúp bạn làm được điều đó.
 
1. Định vị bản thân và xóa đi các rào cản tiêu cực
 
Nếu định vị bản thân giúp chúng ta có thể soi chiếu lại chính mình so với các vị trí mà các bạn đang mong muốn ứng tuyển để xem xét có phù hợp hay không. Từ đó mà có tâm thế đón nhận bất cứ tình huống nào từ nhà tuyển dụng đưa ra, sẵn sàng hạ gục các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để định vị được bản thân?
 
Thưa các bạn, để giải quyết vấn đề này, để định vị bản thân một cách chính xác nhất thì các bạn nên thực hiện theo mô hình chi tiết, ở đó các bạn cần suy ngẫm và gạch ra những đầu dòng nêu rõ đâu là những điểm mạnh của mình, và đâu là điểm yếu của mình, đâu là thời cơ và đâu là thử thách của bạn khi bạn tham gia ứng tuyển vị trí ấy.
 
Bên cạnh đó, rất nhiều các bạn đã không thành công trong việc chinh phục các nhà tuyển dụng chính từ những rào cản tâm lý thiếu tích cực, nó cản trở cơ hội thành công của các bạn, trong đó có thể kể tới một vài yếu tố tiêu cực tồn tại trong con người chúng ta:
 
 
Sự tự ti
 
Chẳng hạn như sự tự ti, thiếu tính quyết đoán và luôn mơ hồ với bản thân mình, điều này đặc biệt thường xuyên xảy ra ở các bạn sinh viên mới ra trường, biểu hiện của sự thiếu tự tin trong vấn đề xin việc như là: Các bạn thường hay than vãn với nhau và thốt ra rằng: Thời buổi này khó xin việc lắm! Mình không được bằng giỏi thì còn lâu mới xin được việc, hoặc, muốn có việc làm thì cần phải có sự hỗ trợ từ ai đó.
 
Tâm lý bị động
 
Các bạn luôn bị động đợi chờ công việc đến với mình mà không chủ động tìm kiếm các công việc yêu thích, ngại nộp CV, khi có công việc và sự mời gọi của một công ty nào đó thì các bạn lại ngại đi phỏng vấn, ngại đường xa, ngại trời nắng, ngại trời mưa… hàng nghìn các lý do khác nhau. Các bạn nên có tâm thế chủ động để có được sức hút đối với nhà tuyển dụng.
 
Đề cao và tôn vinh quá nhiều đối với nhà tuyển dụng
 
Rất nhiều bạn luôn có suy nghĩ nhà tuyển dụng là bộ phận người có quyền thế ở nơi nào đó, để có công việc thì chúng ta phải trao đổi với họ một thứ gì đó. Thế nhưng, đó chỉ là tưởng tượng của các bạn mà thôi. Để tự tin thì các bạn hãy coi bản thân mình có tầm cỡ như các nhà tuyển dụng, bởi bản thân chúng ta cũng như nhà tuyển dụng có quyền lựa chọn công ty, nhân viên phù hợp cho mình. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng là những người tạo ra công ăn việc làm cho chúng ta, vì thế các bạn nên trân trọng nhà tuyển dụng.
 
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp
 
Mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quan trọng thé 2 đối với bất cứ ứng viên nào, chỉ khi các bạn xác định được mục tiêu rõ ràng cho công việc mà sẽ gắn bó với tương lai của mình thì bạn mới mong có được tâm thế tốt nhất để đối diện với nhà tuyển dụng.
 
Mục tiêu của các bạn cần được xác định như thế nào? Bạn cần có những yếu tố xung quanh nào để xác định được mục tiêu. Các bạn chú ý rằng, với mỗi công việc sẽ là nghề nghiệp gắn bó với bản thân mình trong suốt những chặng đường còn lại của cuộc đời, bạn cần xem xét và suy nghĩ thật kĩ rằng bạn theo đuổi công việc ấy để làm gì, bạn cần làm những gì để duy trì và phát triển nghề nghiệp trong tương lai? Bạn có mong muốn gắn bó lâu dài với công ty và thăng tiến trong công việc không?,,,
 
Xác định được mục tiêu rõ ràng đối với công việc bạn chuẩn bị ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao về con người bạn.
 
3. Tìm kiếm thông tin việc làm hiệu quả
 
Trước khi có ý định đi xin việc và phỏng vấn, khi bạn đã xác định được công việc yêu thích và có khả năng gắn bó với công việc này thì hãy bắt tay vào tìm việc ngay. Hình thức tìm việc làm phổ biến hiện nay đó là tìm việc làm qua mạng internet với hàng trăm, hàng ngàn trang website cung cấp dịch vụ tìm việc làm. Các bạn cần lựa chọn trang website uy tín để đảm bảo tìm được việc làm nhanh chóng và uy tín.
 
4. Xây dựng bộ hồ sơ ấn tượng
 
Sau khi đã tìm được trang tuyển dụng ưng ý thì các bạn hãy chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ liên quan và cần thiết. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến ngay trên trang tuyển dụng đó hoặc có thể dùng  cách viết cv gửi qua email để gửi thông tin của mình tới nhà tuyển dụng, đồng thời cũng sẽ chuẩn bị hồ sơ bằng giấy theo mẫu các bộ hồ sơ được bán sẵn tại các cửa hàng. Bởi vì dù bạn có nộp hồ sơ online thì khi đi phỏng vấn các bạn vẫn cần bộ hồ sơ bằng hiện vật. Trong bộ hồ sơ có đầy đủ những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của công ty nơi bạn ứng tuyển.
 

5. Trình diễn trước mặt nhà tuyển dụng
 
Quan tâm tới trang phục
 
Để chinh phục được nhà tuyển dụng, bạn hãy chính phục họ từ ánh nhìn đầu tiên. Với một vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu và trang phục phù hợp với môi trường của công ty sẽ mang tới những ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Ít nhất bạn sẽ có được một điểm cộng cho điều này. Khi bạn đầu tư cho trang phục và mang tới sự phù hợp với nền văn hóa của công ty trong trang phục đó có nghĩa là bạn đang tạo ra cảm giác cho nhà tuyển dụng về sự được tôn trọng, nghiêm túc và ứng viên quan tâm tới cái nhìn của họ. Vậy thế nào được cho là trang phục phù hợp? Liệu mặc quần bò rách, áo ba lỗ phong cách style có là chuẩn mực. Đâu mới là tiêu chí đánh giá rằng trang phục bạn mặc trang trọng và lịch sự?
 
Thông thường, khi đi xin viet lam, bạn nên mặc trang phục công sở vì nó phù hợp với hầu hết các buổi phỏng vấn. Có thể chọn chân váy và áo sơ mi cho nữ và quần tây với vest cho nam. Ngoài ra thì bạn cũng có thể mặc những trang phục tùy thuộc tính chất của công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nói chung trang phục phải phù hợp với đặc thù công việc và thể hiện được sự lịch sự, nghiêm chỉnh.
 
Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ như thế nào?
 
Trước mặt nhà tuyển dụng, bạn nên có tư thế ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng với sự tươi tắn, nụ cười tự nhiên và sử dụng những cử chỉ tự tin. Không phải dễ dàng để có được điều này, vì thế các bạn cần phải luyện tập thật nhuần nhuyễn trước ở nhà. Nếu như không chuẩn bị, không tập luyện, rất có thể bạn sẽ không làm chủ được hành vi, tư thế của bản thân mình. Những lo lắng, hồi hộp khi đứng trước buổi phỏng vấn sẽ làm cho bạn bị mất ấn tượng trong mắt của nhà tuyển dụng.
 
Thái độ nghiêm túc lắng nghe
 
Trong suốt quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp tới cho bạn những thông tin đa dạng. Bao gồm các thôn tin về công việc, về văn hóa, về sếp hay đồng nghiệp. Các thông tin được đưa ra đen xen với việc đặt câu hỏi. Cho nên bạn hãy thể hiện rằng bản thân mình đang lắng nghe họ nói một cách rất nghiêm túc. Khi lắng nghe, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về công việccủa mình đang ứng tuyển . Nếu có những vấn đề bạn chưa kịp nắm bắt hoặc không hiểu rõ thì có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để hiểu sâu hơn. Đừng ngại hỏi, đừng nghĩ rằng nếu như đặt câu hỏi hỏi lại thì nhà tuyển dụng sẽ không nghĩ rằng bạn mất tập trung, ngược lại họ nghĩ bạn đang rất nghiêm túc, và những câu hỏi bạn đưa ra thể hiện tinh thần tiếp nhận cao của bạn mà thôi.
 
Chú ý tới khoảng cách
 
Khoảng cách trong buổi phỏng vấn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng với người phỏng vấn. Khi bạn làm chủ được khoảng cách giữa bản thân mình và nhà tuyển dụng thì bạn sẽ biết cách điều chỉnh khoảng cách đó sao cho phù hợp. Trong những giây phút đầu gặp gỡ, bạn sẽ cùng nhà tuyển dụng bắt tay chào thân thiện, nhưng đừng vì thế mà tỏ ra phấn khích thái quá mà đưa đến họ cái bắt tay quá “lố” nhé hoặc thể hiện cách giao tiếp thiếu lịch sự, thiếu sự hiểu biết ngay từ đầu. Những điều bạn cần làm đó là tạo được một cảm giác tích cực cho nhà tuyển dụng, họ sẽ cảm thấy bạn là con người tràn đầy năng lượng và chính họ cũng đang cảm nhận, được truyền năng lượng từ bạn. Nhưng lưu ý lớn nhất dành cho bạn, dù có tích cực, nhiệt tình thì mọi thứ cũng đừng làm thái quá. Sẽ khiến nhà tuyển dụng đi từ thú vị ấn tượng tốt về bạn cho tới sự “né tránh” bởi mức độ thái quá.
 
 
Ngôn từ phù hợp
 
Ngôn từ có vai trò quan trọng khi thể hiện bản chất, tính cách của con người. Khi sử dụng ngôn từ lịch sự, phù hợp bạn sẽ dễ truyền đạt hơn tới nhà tuyển dụng về bản thân. Lưu ý, hãy sử dụng ngôn ngữ phổ thông trong trường hợp này, không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương, sẽ chứng tỏ bạn là người chuyên nghiệp, biết cách nói chuyện. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên đưa ra những nhận xét phiến diện, quan điểm cá nhân không phù hợp ở các phương diện về giới tính, về tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, chính trị văn hóa,.... Nếu đưa ra những điều đó trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ không hiểu bạn đang muốn nói gì. Thậm chí họ còn “dè chừng “ “kiểu” người như bạn. Như vậy, bạn sẽ thất bại ngay từ những cách dụng từ một cách nhanh chóng như vậy đấy.
 
Đảm bảo đúng và đủ
 
Chúng tôi vẫn đề cập tới một phương diện nhỏ của việc sử dụng ngôn ngữ. Khi nói chuyện trong buổi phỏng vấn, bạn nên tuân thủ tiêu chí đúng và đủ của lời nói. Đúng khi trả lời, đủ khi tập trung vào trọng tâm câu trả lời. Hãy trả lời đúng và đủ về điều mà nhà tuyển dụng hỏi. Tránh câu trả lời lan man, đi xa hoặc vòng vèo với vấn đề được hỏi. Vậy , để làm được điều này, chúng ta cần làm gì? Hãy nắm rõ những mô tả chi tiết của công việc bạn đang ứng tuyển, hiểu yêu cầu công việc đó cụ thể là gì? Bạn có được những lợi thế gì để đáp ứng được công việc.
 
Ngoài việc tìm hiểu về công việc, người ứng viên cũng cần phải tìm hiểu về công ty, đó là một điều cần thiết. Bạn không thể nào được chọn nếu như bạn đi xin việc làm tại một công ty mà không hề biết gì về công ty đó đúng không? Vì thế, đừng ngần ngại, cũng đừng tiếc rẻ thời gian khi tìm hiểu các thông tin về văn hóa, lĩnh vực của công ty.
 
Để đảm bảo đúng và đủ, ứng viên còn phải nắm được những bí quyết hay, là cơ sở nền tảng để vượt qua các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Trước hết, nên tìm hiểu một vài câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi và học nhanh những mẹo để gây ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ.
 
6. Dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công
 
Rất nhiều bạn sau khi trải qua buổi phỏng vấn đều hoang mang không biết rằng mình có trúng tuyển hay không, không biết rằng liệu nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với mình hay không. Một vài bí quyết sau đây có thể giúp các bạn nhận biết được mình có cơ hội hay không.
 
Đầu tiên, chúng ta hãy quan sát thái độ, cử chỉ và hành động của nhà tuyển dụng đối với bạn. Khi mà nhà tuyển dụng chia sẻ rất nhiều những thông tin về tổ chức mà bạn ứng tuyển, về những lợi ích mà bạn có thể nhận được nếu bạn đi làm… thì có nghĩa là nhà tuyển dụng quan tâm đến bạn. Họ coi trọng những gì bạn có và họ đánh giá cao năng lực của bạn.
 
Thứ 2, bạn chú ý những biểu cảm của nhà tuyển dụng, những câu cảm thán, nụ cười, nhà tuyển dụng có thể nói “tuyệt vời”, “chính xác”, tốt”...
 
Tiếp theo, nếu nhà tuyển dụng dẫn bạn đi thăm quan văn phòng, giới thiệu bạn với các đồng nghiệp khác trong công ty, doanh nghiệp. Hoặc nhà tuyển dụng thông báo luôn kết quả cho bạn khi kết thúc buổi phỏng vấn, nếu như bạn thể hiện quá xuất sắc, nếu như người phỏng vấn là lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp.
 
Trên đây là những kỹ năng giúp bạn có thể hạ gục được bất cứ nhà tuyển dụng nào khi đi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, nếu thấy nhà tuyển dụng tỏ ra quý mến bạn thì bạn đừng vì thế mà tỏ ra tự mãn, hãy cư xử đúng mực và luôn không ngừng chinh phục các nhà tuyển dụng.
Số lượt đọc: 168 -