Ứng viên biết nhiều hay làm nhiều? Nhà tuyển dụng chọn ai?
Ngày đăng tin: 22/01/2024 14:39
Việc lựa chọn được ứng viên xuất sắc, phù hợp với vị trí việc làm luôn là điều khiến không ít nhà tuyển dụng phải đau đầu. Bởi không phải ai cũng hoàn hảo, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, tiêu chí trong công việc mà họ đặt ra. Vậy giữa ứng viên biết nhiều và làm nhiều, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ai?
Tại sao nhà tuyển dụng băn khoăn giữa ứng viên “biết nhiều” và “làm nhiều”?
Tại sao nhà tuyển dụng băn khoăn giữa ứng viên “biết nhiều” và “làm nhiều”?
Hiện nay, để có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp cho vị trí việc làm, nhà tuyển dụng thường đặt các ứng viên lên bàn cân để so sánh. Đó có thể là so sánh về năng lực, trình độ, thái độ, sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp,… Song một trong những điều khiến nhiều nhà tuyển dụng băn khoăn nhất là làm sao để chọn được giữa ứng viên “biết nhiều” và ứng viên “làm nhiều”?
Bởi giữa 2 đối tượng ứng viên này, ai cũng có những ưu điểm lớn đáp ứng được yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn tìm kiếm những nhân tài, có năng lực, có thể mang lại giá trị tốt nhất cho họ. Thế nhưng, họ cũng lại muốn có được những nhân viên chăm chỉ, chịu khó, cống hiến mọi lúc mọi nơi. Đây chính là lý do mà các nhà tuyển dụng đắn đo, băn khoăn trong việc lựa chọn các ứng viên này.
Ưu, nhược điểm của ứng viên “biết nhiều” và “làm nhiều”
Để giúp bạn đọc, đặc biệt là các HR, nhà tuyển dụng có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất, Cevn sẽ phân tích các ưu, nhược điểm của 2 đối tượng ứng viên này. Hãy cùng theo dõi ngay các bạn nhé.
Ưu điểm
Cả ứng viên “biết nhiều” và “làm nhiều” đều có những ưu điểm lớn, giúp họ tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Cụ thể ưu điểm đó là:
Ưu, nhược điểm của ứng viên “biết nhiều” và “làm nhiều”
Ứng viên biết nhiều: đây thường là những bạn có năng lực, trình độ tốt, rất giỏi về chuyên môn, am hiểu nhiều kiến thức về công việc cũng như cuộc sống. Khi tuyển ứng viên này, doanh nghiệp sẽ có được một
nhân viên giỏi với lợi thế về chất lượng, có khả năng tạo ra những giá trị mới, góp phần đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Ứng viên làm nhiều: họ là những người rất chăm chỉ, luôn cố gắng, nỗ lực để cống hiến cho công việc. Đối với những người này, họ sẽ sẵn sàng làm việc khi công ty cần, dù là ngày nghỉ, ngày lễ,… Họ biết những gì thì sẽ làm hết mọi thứ, không ngần ngại, từ chối bất kỳ yêu cầu nào. Khi tuyển ứng viên này, doanh nghiệp sẽ có được lợi thế về số lượng trong công việc.
Nhược điểm
Tuy nhiên, cả 2 ứng viên này cũng vẫn có những nhược điểm khiến nhà
tuyển dụng phải băn khoăn, cân nhắc trong lựa chọn.
Ứng viên biết nhiều: thường những người này họ sẽ không có tư tưởng cống hiến quá nhiều. Vì họ giỏi, họ có năng lực nên sẽ mong muốn nhận được những gì tốt nhất, xứng đáng nhất với giá trị của bản thân. Nếu doanh nghiệp yêu cầu một nhân viên trình độ cao, phải làm việc chăm chỉ nhưng mức lương thấp, chắc chắn họ sẽ không làm nhiều. Họ có khả năng sáng tạo ra những cái mới, độc đáo nhưng không đồng nghĩa với việc lúc nào họ cũng sẵn sàng để làm điều đó. Đặc biệt, với những người hiểu biết nhiều, họ sẽ không dễ nghe theo yêu cầu từ người khác nếu họ cảm thấy không phù hợp, không khả quan. Vậy nên trong môi trường công sở, đôi khi, các nhân viên giỏi thường ít nghe lời sếp.
Ứng viên làm nhiều: mặc dù rất chăm chỉ, cống hiến hết mình nhưng đôi khi điều đó lại không mang lại kết quả tốt. Theo đánh giá của nhiều quản lý, các nhân viên làm việc liên tục nhiều giờ liền, thậm chí tăng ca đến đêm nhưng chất lượng, hiệu quả thường không quá cao. Lý do bởi sức khỏe, tinh thần của họ bị ảnh hưởng khá nhiều và dù có ngồi lại văn phòng cống hiến cũng không thể đạt được kết quả tốt.
Vậy nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên “biết nhiều” hay “làm nhiều”?
Như vậy, không có câu trả lời chính xác nào cho việc nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên biết nhiều hay làm nhiều. Tùy vào yêu cầu cho từng vị trí, mong muốn, mục tiêu đặt ra mà nhà tuyển dụng hãy đưa ra quyết định phù hợp.
Vậy nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên “biết nhiều” hay “làm nhiều”?
Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang muốn tuyển các vị trí liên quan đến kỹ thuật, Marketing,… thì nên chọn những bạn có năng lực tốt, trình độ cao hơn thay vì ứng viên chăm chỉ nhưng chưa thực sự giỏi. Bởi với những bộ phận này, mục tiêu chính là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, sáng tạo, đem lại những giá trị đặc trưng cho doanh nghiệp. Còn với các vị trí như kinh doanh, nhân sự,… các vị trí dễ dàng đào tạo ngay cả khi chưa có kinh nghiệm, yêu cầu về sự chăm chỉ, cống hiến nhiều hơn thì nhà tuyển dụng nên chọn ứng viên “làm nhiều”.
Tất nhiên, bất kỳ đơn vị nào cũng đều mong muốn tuyển được những ứng viên vừa giỏi, vừa sẵn sàng cống hiến. Thế nhưng số lượng những ứng viên “hoàn hảo” như vậy thì lại không nhiều.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích, giúp các đơn vị có thể tìm kiếm, lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.