• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109166
Tổng số truy cập:109166
Khách đang online: 125
Có nên phản biện lúc phỏng vấn?
Ngày đăng tin: 16/01/2023 21:23

Khả năng tư duy phản biện đều quan trọng trong mọi ngành nghề. Do đó, người phỏng vấn thường đặt những câu hỏi để đánh giá kỹ năng xác định vấn đề và phát triển những giải pháp tối ưu của ứng bằng cách sử dụng logic. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên trình bày cụ thể thể hiện quá trình suy nghĩ phân tích đằng sau của việc đưa ra quyết định của bạn.

Tư duy phản biện là một trong những phẩm chất được nhà tuyển dụng tìm kiếm từ ứng viên. Việc phát triển kỹ năng tư duy đồng nghĩa các kỹ năng khác của ứng viên đều tốt. Ở bài viết ngày hôm nay, VietnamWork sẽ chia sẻ cho bạn biết được tầm quan trọng của tư duy phản biện trong phỏng vấn.
 
Kỹ năng tư duy phản biện là gì?
 
Tư duy phản biện là quá trình phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định theo cách nhìn khác. Tuy duy phản biện không phải là tranh cãi, bật lại ý của người khác để mình chiến thắng. Lập luận trong tư duy phản diện phải rõ ràng có tính logic, khoa học và cần có bằng chứng để chứng minh lập luận chặt chẽ hơn. Kỹ năng tư duy phản biện bao gồm việc sử dụng những luận cứ và dẫn chứng phù hợp để bảo vệ quan điểm mình.
 
Lợi ích của kỹ năng tư duy phản biện
 
Chìa khóa để thành công trong sự nghiệp là kỹ năng tư duy phản biện. Đối với các nhà khoa học hay các luật sư, bác sĩ, phóng viên, kỹ sư, kế toán hoặc các nhà phân tích đều cần phải sử dụng đến kỹ năng tư duy phản biện. Bất kể cả làm trong ngành nghề gì hay lĩnh vực nào thì khả năng tư duy phản biện cũng rất quan trọng và cần thiết. Với khả năng đưa ra những lập sắc bén, lối suy nghĩ rõ ràng có thể giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề.
 
Tư duy phản biện giúp bạn đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả. Khi gặp vấn đề, họ sẽ phân tích ý tưởng và đưa ra những giải pháp thay thế phù hợp. Với kỹ năng tư duy phản biện, bạn có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho bản thân và gia đình. Với kỹ năng tư duy phản biện, nó giúp chúng ta suy nghĩ độc lập và tin tưởng và cảm giác của chính mình.
 
Tuy duy phản biện giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ. Mọi người thường cho rằng việc nói hay kỹ năng thuyết trình là việc đơn giản, chỉ việc sắp xếp từ ngữ và diễn đạt bằng lời nói. Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta suy nghĩ rõ ràng và có thống hơn, cải thiện ý diễn đạt và phân tích cấu trúc logic của văn bản .
 
Tư duy phản diện giúp thúc đẩy tính sáng tạo. Sáng tạo không chỉ là đưa ra những ý tưởng mới lạ mà còn là những ý tưởng hữu ích, liên quan đến vấn đề cần giải quyết và không gặp nhiều rủi ro khi áp dụng. Tư duy phản biện dùng trong việc đánh giá những ý tưởng và lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh để ý tưởng đấy được hoàn hảo hơn.
 
Đặc biệt hơn, lợi ích của việc kỹ năng tư duy phản biện trong buổi phỏng vấn giúp ứng viên hiểu sâu hơn những liên kết về các thông tin mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Ghi nhận những lập luận và đánh giá lại những lập luận đó. Tìm được những mâu thuẫn và sai sót trong lập luận. Ngoài, Tư duy phản biện còn giúp ứng viên tiếp cận vấn đề một cách thấu đáo, xây dựng suy nghĩ thành một hệ thống lập luận chặt chẽ để bảo vệ quan điểm, niềm tin và giá trị của mình tin tưởng. Kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng để phát triển bản thân, tiền đề cho sự sáng tạo. Các doanh nghiệp luôn muốn mời những ứng viên có kỹ năng tư duy phản biện tốt về làm việc cho mình.
 
Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện?
 
Tích cực trau dồi kiến thức: Việc tìm tòi, học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức chuyên ngành hay những thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết là điều quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cần phải quan sát, thu thập thông tin hỗ trợ bản thân trong quá trình phản biện. Nếu bạn nắm được càng nhiều thông tin thì bạn sẽ là người có ưu thế trong việc thuyết phục người khác. Hãy đảm bảo rằng những nguồn thông tin mà bạn đang sử dụng là thông tin chính xác, đáng tin cậy.
 
Xác định câu hỏi của bạn: Khi nhắc đến tư duy phản biện, bạn cần phải nhớ mục tiêu của bạn gì, bạn cần xác định rõ vấn đề và câu hỏi chính cho vấn đề này. Nếu xác định được vấn đề càng rõ ràng thì việc bạn tìm ra câu trả lời và cách giải quyết sẽ càng dễ hơn. Tận dụng khả năng phân tích, nhận định để xác định chính xác vấn đề. Bạn nên tập đặt câu hỏi mở, các câu hỏi đào sâu và những giả định để tìm ra những yếu tố quan trọng, giúp ích cho quá trình giải quyết vấn đề của bạn.
 
Có tầm nhìn khách quan: Trong bất cứ vấn đề nào, để giải quyết được vấn đề , bạn cần có một cái nhìn khách quan về vấn đề đó, không nên đặt cái tôi lên trên hay những ý kiến chủ quan và cảm xúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích việc lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người khác, dẫn đến việc mắc phải lỗi do chỉ nghĩ theo hướng cá nhân. Vì thế, bản thân cũng cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe, nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.
 
Xem xét lại vấn đề nhiều lần: Khi đã đưa ra những ý kiến và nhận định, bạn cũng cần đánh giá lại vấn đề nhiều lần, nhìn vấn đề theo những hướng khác nhau. Bởi vì, với cách nhìn nhiều chiều sẽ giúp bạn phát hiện những điều quan trọng khác hoặc tìm ra điểm chưa phù hợp của những lập luận trước đó. Việc xem xét kỹ lưỡng lập luận của bạn và sửa đổi thì người khác sẽ khó có thể phản biện lại ý kiến của bạn.
 
Kết luận dựa trên tình hình thực tế: Việc bạn gặp phải những ý kiến trái chiều là điều hiển nhiên. Nhưng, khoan nóng vội, bạn cần bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế. Dựa vào thực tế, điều này sẽ giúp chúng ta triển khai ý tưởng không gặp nhiều sai lệch và bạn cũng cần chú ý tới việc không nên kết luận vấn đề theo cảm tính.
Số lượt đọc: 207 -