• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

54181
Tổng số truy cập:54181
Khách đang online: 187
Các chức danh bạn từng đảm nhiệm giúp ích gì cho sự nghiệp của bạn?
Ngày đăng tin: 08/12/2022 20:51

Chức danh công việc không chỉ là tên của vị trí bạn đảm nhiệm mà nó còn có tác động lớn tới con đường sự nghiệp của bạn trong tương lai, đặc biệt là khi đối diện với nhà tuyển dụng hoặc khách hàng. Các chức danh bạn từng đảm nhiệm có thể cho thấy quá trình bạn tiến bộ, uy tín và triển vọng của bạn trong tương lai.

Chức danh công việc không chỉ cho thấy bạn là ai, đã từng làm những gì, có tầm quan trọng thế nào mà còn giúp khẳng định năng lực, kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn đi làm nhiều năm mà vẫn luôn là nhân viên thì sẽ khác với việc bạn còn trẻ nhưng đã từng làm leader hay trưởng phòng - ít nhất là mức lương và cơ hội thăng tiến cũng sẽ không giống nhau, sự nghiệp cũng phát triển theo những hướng khác nhau.
 

Chức danh công việc trong sự nghiệp có quan trọng không?

I. Tầm quan trọng của chức danh công việc trong sự nghiệp
 
1. Đối với nhà tuyển dụng
 
Không chỉ xác định vai trò của bạn trong công ty mà chức danh công việc còn thể hiện tầm quan trọng của bạn đối với công việc. Chẳng hạn, cùng làm việc trong lĩnh vực Marketing nhưng "Cộng tác viên" hay "Trợ lý" sẽ cho nhà tuyển dụng cảm giác không tốt bằng "Trưởng nhóm".
 
Đây cũng là một trong những yếu tố khách quan nhất để nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực chuyên môn của bạn. Thậm chí, nhiều người còn biết cách khéo léo thể hiện sự thăng tiến của bản thân chỉ với những chức danh công việc mà họ đã từng đảm nhiệm.
 
2. Đối với đồng nghiệp
 
Đối với đồng nghiệp thì chức danh công việc cũng là cụm từ mô tả ngắn gọn cho những việc mà bạn đảm nhiệm. Họ sẽ biết được ai trong công ty mình phụ trách những công việc gì để có thể tìm đến khi có công việc liên quan.
 
3. Đối với khách hàng, đối tác
 
Bạn có thể thể hiện uy tín và quyền hạn của mình với khách hàng hay đối tác thông qua chức danh công việc mà bạn đảm nhiệm. Họ sẽ cảm thấy được trân trọng khi biết mình đang làm việc với một quản lý cấp cao.
 
4. Đối với sự nghiệp lâu dài
 
Chức danh công việc sẽ là các cột mốc trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn có thể bắt đầu với vị trí nhân viên và dần dần thăng tiến lên các vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc,...
 
5. Đối với mức lương
 
Một điều hiển nhiên là chức vụ càng cao thì mức lương nhận được lại càng lý tưởng. Đó cũng chính là lý do mà hai từ "thăng chức, tăng lương" luôn được xếp cùng với nhau. Không chỉ thế, trợ cấp thôi việc và thất nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn từng đảm nhiệm nhiều vị trí cao.
 
 II. Cách làm nổi bật chức danh công việc trong CV​
 
1. Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh CV xin việc nếu đảm nhiệm chức danh mới
 
Ngoài những công ty có quy mô nhỏ hoặc cơ cấu tổ chức phẳng thì trong hầu hết các trường hợp, chức danh công việc cần phản ánh chính xác vai trò và trách nhiệm của bạn đối với doanh nghiệp. Cụ thể, theo thời gian, công ty lớn mạnh hơn cũng đồng nghĩa với trách nhiệm của bạn cũng sẽ nhiều hơn. Lúc này, các chức danh như "Nhân viên digital marketing", "Kế toán", "Lập trình viên", v.v. không còn chính xác nếu thực tế bạn đang là giám sát viên, quản lý nhiều nhân viên khác.
 

Làm thế nào để làm nổi bật chức danh công việc?
 
Hơn nữa, khi ứng tuyển vào một vị trí cao hơn, chức danh "Nhân viên digital marketing" sẽ khiến cơ hội trúng tuyển của bạn bị hạn chế hơn so với "Giám đốc digital marketing" mặc dù trên thực tế bạn đã làm việc và có đầy đủ kinh nghiệm cần thiết của một giám đốc. Vì vậy, hãy thường xuyên cập nhật, điều chỉnh chức danh cho đúng với năng lực và công việc mà bạn đảm nhiệm.
 
2. Không thổi phồng năng lực
 
Dù tầm quan trọng của chức danh công việc là không thể phủ nhận nhưng bạn vẫn phải trung thực với năng lực của bản thân. Bởi nếu cố tình thổi phồng những gì mình đang có, về lâu dài chính bạn sẽ làm mất uy tín cá nhân vì không thể đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng công việc.
 
Trong CV xin việc hoặc trong thư ứng tuyển hay thậm chí là trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể tiết lộ về những nhiệm vụ mình đã làm, những gì đã "thu hoạch" được từ các chức danh đó. Khi nói thật và nghiêm túc, bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại, nếu bạn nói quá lên thì thường bị cho là khoác lác và thiếu hiểu biết. Công việc ở các môi trường khác nhau sẽ khác nhau nên bạn chỉ cần trung thực là được.
 
Hy vọng rằng đến đây, bạn đọc đã nắm được tầm quan trọng của chức danh công việc trong sự nghiệp lâu dài của mỗi người. Quan điểm chỉ cần tăng lương, chức danh có hay không không quan trọng thường không được đề cao bởi chức danh, trách nhiệm trong công việc và mức lương là ba yếu tố luôn luôn song hành với nhau.
Số lượt đọc: 250 -