• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109935
Tổng số truy cập:109935
Khách đang online: 203
Kinh nghiệm ứng tuyển vào Google
Ngày đăng tin: 24/11/2022 09:22

Trong chúng ta, chắc hẳn chẳng có ai là chưa nghe tới những chế độ phúc lợi "xịn xò" của Google dành cho nhân viên của mình. Nếu bạn muốn ứng tuyển vào Google - một trong những nhà tuyển dụng lý tưởng nhất hành tinh để nhận mức lương cực cao và làm việc trong môi trường đa văn hóa, trước hết hãy tìm hiểu về cách ứng tuyển.

Ứng tuyển vào một công ty liên tục được xếp hạng công ty tốt nhất toàn cầu quả là việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể. Google có một quy trình tuyển dụng khá hoàn chỉnh và luôn công khai tất cả những yêu cầu đối với ứng viên của họ ngay từ rất sớm.
 

Ứng tuyển vào Google dễ hay khó?
 
I. Tìm hiểu chung về công ty
 
Trước khi quyết định ứng tuyển vào một vị trí nào đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu thông tin công ty càng kỹ lưỡng càng tốt. Mặc dù công việc rất thú vị, đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình nhưng văn hóa công ty không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Về phía Google, họ luôn chú trọng những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, điều này thậm chí còn quan trọng hơn cả trình độ học vấn. Họ luôn mong muốn tìm kiếm những ứng viên với 4 tố chất sau:

1. Khả năng nhận thức nhanh
 
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kỹ thuật thì tất nhiên bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực này như lập trình, sử dụng thành thạo thuật toán,... Điều này sẽ được kiểm tra, đánh giá trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, dù đối với bất cứ vị trí nào đi chăng nữa thì phía công ty cũng luôn đề cao khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh. Vấn đề đối với họ không phải là chỉ số IQ mà là khả năng xử lý thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 
2. Emergent Leadership
 
Emergent leadership khác hoàn toàn với kỹ năng lãnh đạo truyền thống. Những người có kỹ năng emergent leadership có thể là người không đảm nhiệm vị trí quản lý nào cả nhưng lại sẵn sàng đứng ra giải quyết vấn đề khi cần thiết và đứng sang một bên khi mọi việc đã được hoàn tất.
Các nhà tuyển dụng của Google không cần quan tâm bạn có từng là chủ tích một câu lạc bộ tình nguyện hay là trưởng phòng ban nào đó hay không, vấn là mà họ cần biết là khi làm việc nhóm, liệu bạn có sẵn sàng đứng lên hoặc lùi một bước khi cần hay không mà thôi.
 
3. Phù hợp với văn hóa công ty
 
Theo quy tắc ứng xử của Google (Googleyness), bạn không cần phải là người vui nhộn, ấm áp hay tốt bụng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, hãy là một người biết chấp nhận lỗi sai khi được mọi người góp ý. Với họ, những người biết nhìn nhận sai lầm của bản thân là người biết phấn đấu, vươn lên trong công việc.

4. Kỹ năng chuyên môn tốt
 
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng đây lại là yếu tố mà Google ít quan tâm nhất. Họ cũng khá ngập ngừng, do dự trước những người quá chuyên về một lĩnh vực nào đó. Để có được cái nhìn mới mẻ về một vấn đề, Google tin rằng bạn cần có kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ chuyên về một lĩnh vực và áp dụng cùng một phương pháp hết lần này đến lần khác.


Để có được việc làm tại Google thì ứng viên cần có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm tốt
 
II. Tìm kiếm cơ hội làm việc tại Google
 
Google hiện có khoảng 74,000 nhân viên ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi mà họ mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh và công nghệ khác. Bởi vậy, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm mới tiếp tục được mở ra cho những người thực sự có năng lực. Nhân viên của Google được chia thành các bộ phận:
  • Kỹ thuật và công nghệ.
  • Kinh doanh, dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
  • Marketing và truyền thông.
  • Thiết kế.
  • Chiến lược kinh doanh.
  • Tài chính.
  • Pháp lý.
  • Nhân sự.
  • Kỹ thuật chung.
1. Trình độ học vấn
 
Thực sự, Google không đề cao trình độ học vấn giống như các công ty khác. Điểm tổng kết hay GPA hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì với họ trong quá trình tuyển dụng. Tỷ lệ những người không có bằng cấp vào làm việc tại Google ngày càng cao - đã lên tới 14% trong một số bộ phận nhất định.
 
Đối với các vị trí không liên quan đến kỹ thuật thì kinh nghiệm thực tế có thể được cân nhắc để thay cho bằng cấp. Tuy nhiên, các vị trí kỹ thuật (không phải là thực tập sinh) thì vẫn cần phải có tối thiểu bằng tốt nghiệp Đại học. Ngoài ra, nếu như muốn ứng tuyển vào bộ phận pháp lý, bạn cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ nhất định.
 
2. Địa điểm làm việc
 
Google có văn phòng ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới, bởi vậy, bạn sẽ không cần phải đi quá xa nơi mình sinh sống (trừ khi bạn muốn chuyển đến một nơi khác). Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc gần nơi ở hoặc đến làm việc tại những văn phòng đẹp nổi tiếng của Google như tại Zurich (có sân bóng đá và bóng rổ cho nhân viên), Dublin (thiết kế nhiều cây xanh) hoặc tại Washington DC (với bức tường leo núi khổng lồ).
 
3. Thực tập sinh
 
Bạn ứng có thể ứng tuyển vào Google với tư cách thực tập sinh. Với sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có kinh nghiệm thì đây là sự lựa chọn phù hợp nhất. Các chương trình thực tập sinh lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nổi tiếng của Google có thể kể đến như:
  • Software Engineering.
  • Engineering Practicum.
  • Summer Trainee Engineering Program (STEP).
  • User Experience.
  • Associate Product Manager.
  • Mechanical Engineering.
  • Hardware Engineering.
Hoặc các chương trình khác như:
  • Business.
  • MBA (áp dụng với những người đang theo học chương trình MBA).
  • Sales, Marketing & People (BOLD).
  • Legal.
  • gCareer (hướng tới những người đã từng thất bại trong sự nghiệp).
III. Ứng tuyển
 
Hãy dành hết tâm sức của mình để tùy chỉnh lại CV xin việc trước khi ứng tuyển, đừng chỉ gửi đi một chiếc CV chung chung. CV của bạn phải thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích bạn đã đạt được ở công việc liên quan. Đối với mỗi CV xin việc của ứng viên, Google sẽ đặc biệt chú trọng đến các yếu tố như:
  • Thông tin cụ thể về dự án mà bạn đã từng tham gia hoặc quản lý, bao gồm cả kết quả và cách thức hoạt động.
  • Nếu như bạn đã từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, hãy thể hiện trong CV (bao gồm cả quy mô dự án, công việc mà bạn đã phụ trách).
  • Nếu bạn chỉ mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy liệt kê những thành tích và công trình nghiên cứu hồi còn đi học.
  • Trình bày thông tin ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
  • Sau khi ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ lại với bạn để sắp xếp lịch phỏng vấn nếu thấy phù hợp.
IV. Chuẩn bị phỏng vấn
 
Quy trình phỏng vấn của Google được chia thành 2 giai đoạn:
 
1. Phỏng vấn qua điện thoại/Hangout
 
Thông thường, buổi phỏng vấn đầu tiên của bạn sẽ được thực hiện qua Google hoặc Hangout. Đối với các vị trí không liên quan đến kỹ thuật thì thời gian phỏng vấn thường sẽ kéo dài khoảng 30 - 45 phút với những câu hỏi tình huống cụ thể để bạn thể hiện năng lực của bản thân.
 
Tuy nhiên, nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến kỹ thuật thì hình thức sẽ hơi khác một chút. Thời gian phỏng vấn sẽ dài hơn và khi trả lời các câu hỏi liên quan đến lập trình, bạn sẽ được yêu cầu viết khoảng 20 - 30 dòng code trên file Google Docs được chia sẻ với người phỏng vấn (bạn sẽ được sử dụng ngôn ngữ lập trình quen thuộc nhất của mình). Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải đối mặt với các câu hỏi khác liên quan đến cấu trúc dữ liệu và thuật toán.
 

Nên chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn ở Google?
 
2. Phỏng vấn trực tiếp
 
Nếu thành công ở vòng phỏng vấn đầu tiên, bạn sẽ được mời đến cuộc phỏng vấn thứ hai - phỏng vấn trực tiếp. Ở vòng này:
  • Hầu hết các câu hỏi đều khá phổ biến, không có gì quá khó nhằn nên bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị từ trước.
  • Người phỏng vấn sẽ quan sát quá trình tư duy và quyết định trả lời câu hỏi của bạn. Rất nhiều câu hỏi có cách trả lời mở. Họ thực chất chỉ cần xem cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề mà thôi.
  • Bạn nên sử dụng các ví dụ cụ thể để chứng minh cho câu trả lời của mình.
  • Đối với các vị trí liên quan đến kỹ thuật thì cần đặc biệt lưu ý đến các phần lập trình, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, tính toán,...
3. Quyết định cuối cùng
 
Sau khi phỏng vấn, bộ phận tuyển dụng sẽ đánh giá lại toàn bộ quy trình; đưa ra nhận xét; chấm điểm CV, phỏng vấn và thậm chí là xác minh thông tin ứng viên. Nếu như bạn được bộ phận tuyển dụng thông qua, những đánh giá này sẽ được gửi lên quản lý cấp cao hơn. Nếu câu trả lời là đồng ý thì hồ sơ ứng tuyển của bạn sẽ được chuyển lên Giám đốc điều hành - bộ phận xét duyệt cuối cùng.
 
Quá trình tuyển dụng của Google thực chất bao gồm tới 6 bước. Với mỗi vị trí, họ sẽ phỏng vấn ít nhất 100 ứng viên khác nhau cùng lúc. Bởi vậy, bạn sẽ chỉ nhận được 1 trong 2 câu trả lời "Chúc mừng, bạn đã trúng tuyển." hoặc "Rất xin lỗi, bạn không phù hợp với công ty chúng tôi." Ứng viên bị loại vẫn có thể tiếp tục ứng tuyển trong tương lai. Bởi vậy, đừng quá lo lắng hay cảm thấy chán nản. Thay vào đó, hãy rèn luyện và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết để trở thành ứng viên sáng giá hơn trong lần tiếp theo. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm ứng tuyển vào Google mà Cevn đã chia sẻ trên đây, điều này sẽ rất ít khi xảy ra.
Số lượt đọc: 257 -