• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

55909
Tổng số truy cập:55909
Khách đang online: 89
Đừng bỏ qua 5 lưu ý quan trọng khi viết CV xin việc
Ngày đăng tin: 14/10/2022 22:09

CV xin việc dù chỉ mắc lỗi nhỏ như viết tên file sai hay liệt kê kinh nghiệm không liên quan cũng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng mất thiện cảm với ứng viên. Nắm được 5 lưu ý quan trọng khi viết CV xin việc sẽ thuận lợi cho bạn ứng tuyển công việc yêu thích.

Khi viết CV xin việc, bạn có thể "quá tải" vì quá nhiều thông tin, khuyên bạn nên chú ý vào chi tiết này, điều chỉnh nội dung kia của CV. Tuy nhiên, có những lưu ý thực sự quan trọng và đóng vai trò quyết định, nghĩa là nếu bạn làm tốt các nhiệm vụ sau đây thì bạn có thể hoàn toàn tự tin với CV xin việc của mình.
 

Viết CV xin việc cần lưu ý những gì?
 
1. Chắc chắn bạn đã đặt tên file CV đúng chuẩn
 
Trong hồ sơ xin việc nói chung và CV nói riêng, mọi chi tiết đều quan trọng. Một yếu tố dễ bị bỏ qua nhất là tên file CV. Việc bạn đặt tên file thế nào sẽ quyết định ấn tượng ban đầu nhà tuyển dụng có mở, đọc CV của bạn hay không. Một số lỗi thường gặp về tên file CV là lỗi chính tả, quên không thay đổi chức danh công việc, không đúng form và không có thông tin cần thiết,...
 
Để tránh được các lỗi này, hãy sử dụng một trong các định dạng tên file sau:
 
1.1. Tên ứng viên-Chức danh công việc-Tên tài liệu.pdf
 
Ví dụ: Nguyễn Thị Linh-Nhân viên bán hàng-CV.pdf
 
1.2. Tên ứng viên-Tên tài liệu-Chức danh công việc.pdf
 
Ví dụ: Nguyễn Thị Linh-CV-Nhân viên bán hàng.pdf
 
1.3. Tên ứng viên-Tên tài liệu-Chức danh công việc-Tên công ty.pdf
 
Ví dụ: Nguyễn Thị Linh-Nhân viên bán hàng-CV-Now.pdf
 
Lưu ý: Nếu nhà tuyển dụng có yêu cầu tên file theo form thì ứng viên cần làm theo.
 
2. Phần Kỹ năng trong CV được viết đầy đủ, ấn tượng
 
Bản mô tả công việc thường bao gồm một phần trình bày chi tiết các yêu cầu với vị trí. Trước khi soạn CV, hãy dành thời gian để đọc những yêu cầu này và rút ra các từ khóa liên quan. Ví dụ: Nếu phần mô tả bao gồm "phải thành thạo Adobe Illustrator", hãy ghi lại các từ "thành thạo" và "Adobe Illustrator" trong mục kỹ năng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy cố gắng thêm chính xác tên của mọi kỹ năng bạn có dựa trên phần mô tả công việc.
 
3. Từ khóa của CV tùy chỉnh theo từng cơ hội việc làm
 
Từ khóa cũng có thể hữu ích khi tùy chỉnh các vai trò công việc trong quá khứ. Mỗi vị trí đều có những yêu cầu khác nhau nên việc chỉnh sửa các phần trải nghiệm có thể khiến bạn trở nên phù hợp với công việc đang ứng tuyển hơn. Nếu đó là một vị trí quản lý, các tình huống mà bạn đã lãnh đạo nhóm, cố vấn cho một sinh viên thực tập hoặc điều phối một sáng kiến nên được làm nổi bật trong CV. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bao gồm các dẫn chứng và kết quả cụ thể.
 
4. Viết phần Kinh nghiệm với thông tin chọn lọc
Ứng viên không nên liệt kê mọi công việc trong quá khứ vào CV của mình. Mặc dù mỗi vai trò đều đem lại kinh nghiệm quý giá dù là vị trí quản lý tại một nhà hàng, nhân viên tư vấn tại trại hè hay trợ lý giáo sư ở trường đại học. Nhưng khi soạn CV, hãy đảm bảo bao gồm các kỹ năng cụ thể, liên quan. Đối với vị trí bán hàng, thể hiện vai trò của bạn với tư cách là người quản lý nhà hàng có thể có lợi, nhưng với trợ lý giáo sư thì "tác dụng" sẽ khác.
 

Kinh nghiệm làm việc là phần không thể thiếu trong CV xin việc

5. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hình thức CV
 
Các phần quan trọng nhất trong CV nên được phân chia rõ ràng và hãy đảm bảo liệt kê kỹ năng và kinh nghiệm ở trên đầu. Lý do là vì nhiều nhà tuyển dụng nói rằng việc liệt kê kỹ năng trước có thể giúp bạn tăng cơ hội được vào phòng phỏng vấn. Đối với những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, ứng viên nên liệt kê kỹ năng cụ thể khác trước tiên để nhà tuyển dụng biết bạn đủ tiêu chuẩn trước khi đọc qua kinh nghiệm của bạn.
Số lượt đọc: 244 -