Một số câu hỏi phỏng vấn dễ gặp nhưng siêu khó để trả lời ấn tượng
Ngày đăng tin: 04/01/2023 11:21
Nếu đang tìm việc, nộp hồ sơ rồi nhưng bạn vẫn đang băn khoăn không biết phải làm gì khi được gọi đi phỏng vấn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ liệt kê ra một số câu hỏi phỏng vấn xin việc siêu dễ gặp nhưng khó để lại câu trả lời ấn tượng với nhà tuyển dụng để bạn chuẩn bị tâm thế tốt cho buổi trao đổi sắp tới nhé!
Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình?
Đây là một trong một số câu hỏi phỏng vấn mà bạn có thể bắt gặp khi
ứng tuyển ở bất kỳ vị trí công việc nào.
Ở câu này bạn hãy tập trung nói về những điểm mạnh của bạn liên quan đến công việc mà bạn đã từng làm trước đây hoặc những bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có. Đừng nên quá đề cập tới những gì liên quan đến sự riêng tư của cá nhân hoặc những gì không liên quan đến công việc. Cái mà nhà tuyển dụng muốn xem là thái độ và tâm thế của bạn khi trả lời câu hỏi này, vì vậy bạn hãy tự tin và trung thực khi trả lời câu hỏi này nhé.
Để ghi điểm tốt ở câu hỏi này, bạn cần trình bày các nội dung theo trình tự như sau: Họ và tên; Trình bày vắn tắt về quá trình học tập và làm việc; Chuyên môn; Nói sơ qua về sở trường và sở thích.
Bạn đã từng làm việc ở đâu?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn thăm dò xem bạn đã từng làm ở những công ty nào. Vì thế, bạn nên trả lời một vài doanh nghiệp lớn mà bản thân gắn bó lâu dài nhất và hãy kể ra những kinh nghiệm mà bản thân rút ra trong môi trường làm việc này.
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Bạn hãy lựa chọn những lý do đơn giản, vô thưởng vô phạt để trả lời như: công ty đó chuyển địa điểm nên bạn không thuận tiện đi lại, chế độ không còn phù hợp với bạn hoặc đã chuyển hình thức kinh doanh.
Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là câu hỏi phỏng vấn luôn nằm trong list một số câu hỏi phỏng vấn siêu dễ gặp nhưng có rất nhiều ứng viên không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, bạn nên tinh tế và khéo léo để có thể trả lời sao cho vẹn cả đôi đường.
Vì sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
Đây chỉ là câu hỏi để nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu về công ty kỹ chưa và có thực sự muốn gắn bó lâu dài hay không. Để ghi điểm ấn tượng tốt ở câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu xem công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nào, chế độ đãi ngộ ra sao.
Bạn có thể tham khảo gợi ý trả lời như: “Sau quá trình tìm hiểu, tôi thấy văn hóa làm việc của công ty phù hợp với tôi, khoảng cách địa lý thuận tiện và các chế độ khá tốt,…”
Bạn có yếu tố nổi bật nào so với các ứng viên khác?
Đây chính là thời điểm tuyệt vời để nhà tuyển dụng biết nguyên nhân bạn rất hứng khởi với công việc đang tuyển dụng và cụ thể là vì sao bạn lại muốn làm việc tại đó! Nếu bạn chưa có cơ hội đề cập đến các kỹ năng trong CV của mình, thì bây giờ là lúc để thực hiện điều đó.
Nếu đang ứng tuyển cho vị trí marketing, bạn có thể trả lời: “Điều khiến em khác biệt với các ứng viên khác là kỹ năng chụp ảnh và thiết kế tốt. Em từng là thành viên của câu lạc bộ nhiếp ảnh và có nhiều tác phẩm dự thi, đạt giải thưởng khá tốt. Do đó, em có thể tham gia vào việc thiết kế sản phẩm hay tạo hình ảnh quảng cáo dễ dàng”.
Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là khi chọn kỹ năng và kinh nghiệm đưa vào câu trả lời để làm nổi bật, bạn hãy tìm hiểu kỹ tin tuyển dụng để biết được điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm.
Bạn nghĩ 5 năm sau sẽ đạt được gì?
Trong danh sách một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp, câu hỏi này không thể không nhắc đến. Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này mục đích không quan tâm đến việc bạn muốn “leo cao” đến đâu mà sẽ đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của bạn, muốn biết bạn có đang những kỹ năng và kế hoạch gì để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Bạn không nên trả lời qua loa và quá dè chừng hay phóng đại so với khả năng thực của mình.
Bạn nên trả lời bằng cách đề cập đến mục tiêu công việc và bạn có thể đóng góp gì cho công ty. Hãy suy nghĩ về những thành tựu mà bạn có thể tạo ra khi đảm nhiệm vị trí công việc đó. Ví dụ: “Tôi hy vọng ở vị trí công việc này sẽ là cơ hội để tôi có thể phát huy hết khả năng, kỹ năng của mình và đóng góp vào thành tích phát triển chung của công ty”. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ được những điều bạn muốn cải thiện hoặc nâng cao trong tương lai gần.
Bạn mong muốn mức lương thế nào?
Bên cạnh nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ mức lương khi đăng thông tin tuyển dụng việc làm, một số bên sẽ để mức lương thỏa thuận. Vì thế, đây là lúc quan trọng để đàm phán mức lương của bạn. Hãy nói ra một con số mà bản thân bạn cảm thấy phù hợp với mặt bằng chung cũng như tương ứng được đúng với kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
Bạn cũng có thể chủ động hỏi nhà tuyển dụng về mức lương họ có thể trả cho bạn. Nếu cảm thấy phù hợp với khả năng và kỹ năng của bản thân thì chấp nhận, nếu không thì đàm phán để được tăng thêm. Bạn không nên đòi hỏi mức lương quá cao so với thực tế, hãy tham khảo mức lương của cùng vị trí trên thị trường lao động đưa ra được mức lương phù hợp. Trong một số trường hợp, việc deal lương quá cao là lý do khiến bạn trượt phỏng vấn!
Bạn có muốn hỏi thêm chúng tôi về vấn đề gì không?
Hãy chắc chắn bạn đã tìm hiểu kỹ về cách làm việc, thời gian đi làm, chế độ bảo hiểm, thai sản, nghỉ phép… của công ty đang ứng tuyển. Nếu bạn có thắc mắc gì, đừng ngại mà hãy hỏi lại ngay nhà tuyển dụng. Bởi đây là những thứ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bạn và được pháp luật quy định rõ ràng. Vì thế, khi được hỏi chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cởi mở chia sẻ với bạn.
Trên đây là tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn việc làm siêu dễ gặp nhưng khó ghi điểm, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn trước khi tham gia buổi phỏng vấn của mình. Hãy chuẩn bị thật tốt, tâm lý sẵn sàng để có một buổi phỏng vấn thành công nhé!