• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

66694
Tổng số truy cập:66694
Khách đang online: 187
7 mẹo để có bài thuyết trình “làm say đắm” người nghe
Ngày đăng tin: 31/08/2018 20:45

Tuy nhiên, để có được bài thuyết trình hoàn hảo, thu hút người nghe là chuyện không hề đơn giản. Cùng xem qua 7 mẹo sau đây để luôn tỏa sáng và khiến người đối diện không thể rời mắt mỗi khi bạn thuyết trình nhé.

1. Chăm chút cho diện mạo
 
Bạn sẽ không thể gây được ấn tượng tốt và khiến người nghe mong chờ bài thuyết trình nếu như bạn diện lên mình bộ trang phục xuề xòa, luộm thuộm. Hãy đầu tư và chuẩn bị vẻ ngoài thật chỉn chu, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng những bản thân bạn có thể tự tin trước đám đông mà những người đối diện cũng thêm phần thiện cảm.
 
 
2. Không nên nói quá nhanh
 
Một trong những sai lầm phổ biến của người thuyết trình là thường nói quá nhanh vì hồi hộp và lo lắng. Thói quen này nếu như không sửa sẽ gây cản trở rất lớn đến sự nghiệp sau này.
 
Việc nói quá nhanh khiến cho người nghe không tiếp thu được hết nội dung, đôi khi gây ra hiểu lầm không đáng có và làm giảm sự tự tin của chính người nói. Bạn nên kiểm soát tốc độ nói trong suốt buổi thuyết trình, chỉ cần cố gắng nói chậm hơn từ 3-5 giây thì bạn sẽ thấy tốc độ đó là vừa phải. Và đừng quên mở khẩu hình miệng vừa phải để chắc chắn các từ không bị dính vào nhau.
 
3. Tránh dùng từ đệm quá nhiều
 
Tuyệt đối tránh sử dụng các từ “À, ừm, thì, là, mà…” mỗi khi bạn cần thời gian để suy nghĩ nên nói gì tiếp theo, nghe rất thiếu chuyên nghiệp và nội dung bạn trình bày cũng bị ngắt quãng, mất đi tính mạch lạc. Thay vì sử dụng quá nhiều từ đệm kể trên, bạn có thể im lặng vài giây và hít một hơi để lấy lại bình tĩnh trước khi tiếp tục. Hãy bắt đầu thay đổi từ chính những cuộc hội thoại hằng ngày, nhắc bản thân hạn chế đưa từ đệm vào câu chuyện, khi bạn bỏ được thói quen không tốt này, bạn sẽ làm chủ buổi thuyết trình tốt hơn.
 
4. Hãy nhìn thẳng vào mắt khán giả
 
 
Lẩn trốn ánh mắt của người nghe là hành động cho thấy bạn thiếu sự tự tin hoặc không trung thực. Làm sao bạn có thể thuyết phục đối tác đầu tư khi mà nhìn vào bạn, họ chỉ thấy sự run rẩy và lãng tránh. Chỉ cần để đối phương nắm thóp, bạn sẽ hoàn toàn mất đi lợi thế.
 
Bí quyết cho bạn là khi chưa quen nhìn thẳng vào mắt người nghe, hãy chọn mũi làm điểm đáp. Tập trung nhìn thẳng vào sóng mũi người đối diện sẽ khiến người nghe có cảm giác như bạn đang nhìn vào mắt họ, dù có đang mơ màng thì họ cũng phải nhanh chóng tập trung vào những lời bạn nói.
 
5. Áp dụng phương pháp kích thích và thu hút khán giả
 
Ngoài nội dung hấp dẫn, bài thuyết trình của bạn sẽ thu hút được nhiều khán giả hơn khi có nhiều dẫn chứng, các câu chuyện hài hước hoặc một vài hoạt động xen kẽ. Chẳng hạn, bạn có thể mời một người đứng lên trả lời các câu hỏi để chứng minh cho điều mà bạn đang nói hoặc đề nghị mọi người vỗ tay để không khí thêm phần sôi động…
 
So với một bài thuyết trình chỉ toàn slide đầy hình ảnh và chữ thì việc tương tác giữa bạn và người nghe sẽ tạo ra hiệu ứng tốt hơn hẳn. Hãy luôn ghi nhớ và vận dụng các yếu tố này mỗi khi thuyết trình trước đám đông nhé.
 
6. Chú ý đến ngôn ngữ hình thể
 
 

 
 
Ngôn ngữ hình thể rất quan trọng trong buổi thuyết trình, một hành động thừa thãi cũng khiến bạn mất điểm trước người nghe. Khi cần nhấn mạnh vấn đề, bạn có thể mở rộng vòng tay; khi thể hiện quyết tâm hay sức mạnh, bạn có thể nắm chặt tay thành hình nắm đấm… Bạn cũng nên lưu ý một số ngôn ngữ hình thể không phù hợp, không nên sử dụng trong buổi thuyết trình như khoanh tay trước ngực, đưa tay lên mũi, môi, tai…
 
Sự hợp nhất giữa lời nói và cử chỉ là chìa khóa giúp cho buổi thuyết trình của bạn thêm phần đáng tin cậy và để lại dấu ấn tuyệt vời trong lòng khán giả. Tuy nhiên, để trở thành những bậc thầy thuyết trình như Richard Branson, Nick Vujicic hay Steve Jobs, bạn cần rất nhiều thời gian để luyện tập và thay đổi.

7. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
 
Nhiều người thường chọn cách học thuộc lòng bài thuyết trình của mình thay vì chỉ luyện tập đơn thuần, đây hoàn toàn là một sai lầm. Việc học thuộc lòng chẳng những khiến cho câu nói của bạn không được tự nhiên mà thỉnh thoảng, vì áp lực tâm lý, bạn sẽ quên luôn cả những gì mình định trình bày. Thực hành vài ba lần trước buổi thuyết trình là cần thiết, tuy nhiên, bạn chỉ nên nắm vững trọng tâm, không nên quá sa đà vào việc học thuộc lòng. Bạn có thể hỏi thử ý kiến của những người thân thiết để biết mình cần phải khắc phục lỗi gì, với cương vị là khán giả, họ sẽ cho bạn những nhận xét chính xác và hữu ích.
 
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản nhất giúp bạn làm chủ bài thuyết trình của mình và gây được ấn tượng mạnh mẽ khi đứng trước đám đông. Tuy nhiên, để thực sự trở thành diễn giả, bạn cần phải rèn luyện thêm rất nhiều. Tin rằng chỉ cần đầu tư thời gian và tâm huyết, bạn sẽ trở thành diễn giả chạm đến trái tim của nhiều người.
Số lượt đọc: 1394 -