• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

3325
Tổng số truy cập:3325
Khách đang online: 294
05 Dấu hiệu bạn chưa chuẩn bị “đủ tốt” cho buổi phỏng vấn
Ngày đăng tin: 25/06/2025 16:29

Người ta thường ví buổi phỏng vấn không khác gì một buổi “casting” vai diễn chính quả thật không sai. Bởi lẽ, dù bạn có tài giỏi đến đâu mà khi thiếu sự đầu tư, thiếu ánh đèn spotlight thì cũng khó lòng cạnh tranh với những ứng viên khác để tỏa sáng. Vậy trên quá trình phỏng vấn để giành lấy “hào quang” sự nghiệp, làm thế nào để biết bản thân bạn đã chuẩn bị đủ tốt hay chưa? Sau đây là 05 dấu hiệu ngầm giúp ứng viên “chữa cháy” kịp thời!

 

 
1. Giới thiệu bản thân chưa trôi chảy
 
Không ít thành viên gặp phải sai lầm ngay từ giai đoạn giới thiệu về bản thân. Theo đó, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, một nhà tuyển dụng thường sẽ ít đánh giá cao những người có phần mở màn ấp úng, thiếu mạch lạc. Bên cạnh đó, nhiều người còn có quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, việc “tụt mood” ngay phần đầu có thể ảnh hưởng đến sự tự tin ở những phần sau.
 
Để vượt qua nỗi lo này, ứng viên hãy thử viết ra những điều cần giới thiệu rồi sau đó luyện nói trước gương. Chỉ nên dành ra khoảng 60 – 90 giây cho việc giới thiệu, vừa đủ nêu lên điểm mạnh mà không quá dài dòng, vừa khiến nhà tuyển dụng phải tò mò thêm về bạn, có thể áp dụng cấu trúc 3 phần gồm “Tôi là ai”, “Tôi đã làm được những gì” và “Tại sao tôi hiện diện ở đây”. 
 
2. Không biết nhiều về công ty và sản phẩm/dịch vụ
 
 
Một thiếu sót nghiêm trọng khác mà nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua đó chính là không tìm hiểu về công ty cũng như sản phẩm/dịch vụ của họ. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi “ngầm” để biết ứng viên có thật sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển và môi trường làm việc mới hay không. Lúc này, việc trả lời sai tên sản phẩm, không biết công ty đang hoạt động ở lĩnh vực nào chính là điểm trừ nặng.
 
Đó chính là lý do trong quá trình chuẩn bị, ứng viên luôn được khuyên phải nghiên cứu trước trang web công ty. Thông thường, mục “Giới thiệu” hay “Tầm nhìn, sứ mệnh” ở website sẽ cung cấp khá đầy đủ hành trình phát triển cũng như lĩnh vực mà đơn vị hướng đến. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm LinkedIn hay báo chí chuyên ngành để biết những thành tựu gần nhất hay định hướng phát triển trong tương lai. Đây là một điểm cộng mà ứng viên có thể chủ động nhắc đến trong trường hợp nhà tuyển dụng không đề cập.

3. Câu trả lời không link được công việc, vị trí ứng tuyển
 
Nhiều ứng viên tỏ ra khá hào hứng khi được hỏi về kinh nghiệm trước đây của mình. Tuy nhiên, câu trả lời mà họ đưa ra lại không hề liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại. Thực chất, nhà tuyển dụng vẫn muốn nhận về những chia sẻ có tính “móc xích” để tìm kiếm điểm chung trong năng lực, trình độ của ứng viên. Điều này vô tình khiến một số người tuy có chuyên môn cao nhưng vẫn bị đánh rớt cực kỳ đáng tiếc.
 
Thay vì liệt kê toàn bộ những gì bạn có, hãy chỉ ra sự kết nối giữa kinh nghiệm cũ của bản thân với yêu cầu công việc mới. Có thể ưu tiện tận dụng những keyword nhấn mạnh trong JD để nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí đang tìm kiếm.
 
4. Câu trả lời chung chung, thiếu ví dụ cụ thể
 
 
Việc thao thao bất tuyệt về những kỹ năng của mình như leadership, teamwork,… nghe qua thì có vẻ “hoành tráng” nhưng thực chất lại quá chung chung. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng chỉ cần quan tâm đến thực tế kết quả chứng minh được chứ không chỉ bằng một cái gật đầu mỗi khi được hỏi đến.
 
Để có thể đề cập những kỹ năng của mình một cách thuyết phục hơn, ứng viên có thể tham khảo mô hình STAR. Cụ thể là câu trả lời sẽ đáp ứng trọn vẹn những yếu tố sau:
 
Situation: Tình huống đó là gì?
 
Task: Bạn được giao cho nhiệm vụ gì?
 
Action: Bạn thực hiện như thế nào?
 
Result: Kết quả nhận về ra sao?
 
Trong quá trình kể lại tình huống cụ thể, bạn hãy ưu tiên ứng dụng số liệu thực tế. Điều này sẽ tăng tính xác thực và độ thuyết phục cho câu chuyện của bạn.

5. Không có câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng
 
Với câu hỏi “Bạn còn điều gì thắc mắc với chúng tôi không?” đến từ nhà tuyển dụng, sai lầm của một số người là tìm cách tránh né nó. Thật đáng tiếc, bạn thực chất vừa bỏ qua một cơ hội tốt để thể hiện tư duy và sự quan tâm của mình đối với công việc. 
 
Thay vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên chuẩn bị sẵn 2 – 3 câu hỏi từ trước giúp nhà tuyển dụng thấy tính chủ động và tầm nhìn dài hạn của bản thân. Điển hình như:
 
“Anh/chị của thể phổ biến một chút về văn hóa làm việc ở team hiện tại không?”
 
“Làm thế nào để đánh giá, đo lường sự thành công của vị trí này?”
 
“Công ty đang giải quyết bài toán gì trong 6 tháng sắp tới?”
 
Đừng biến cuộc phỏng vấn thành nơi mà chỉ có một người hỏi và một người trả lời. Bởi lẽ lúc này, cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều có quyền lựa chọn những gì tốt nhất cho doanh nghiệp và cho chính bản thân mình. Lúc này, sự chuẩn bị tốt không những gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn chứng minh bạn đang thật sự nghiêm túc. Vì thế, mọi sự chuẩn bị đều là thiết yếu để sự nghiệp trước mắt thêm phần rực rỡ hơn!
Số lượt đọc: 8 -