Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học cho tuyển dụng!
Ngày đăng tin: 16/04/2025 21:42
Đã hẹn ngày và mòn mỏi chờ, nhưng không thấy ứng viên đến phỏng vấn, gọi không nghe máy, liên hệ qua email và tin nhắn thì không trả lời. Trong tâm lý tuyệt vọng để săn tìm ứng viên rồi hồi hộp thở phào nhẹ nhõm khi tìm được CV đủ trình độ những rồi lại bị “bùng lịch” khi không rõ nguyên nhân...và nhiều hơn nữa là những dở khóc dở cười trong nghề tuyển dụng nhân sự. Có lẽ không ai không thấy có thể ngồi yên trước tình huống này. Thế nhưng liệu rằng bạn đủ tỉnh táo để tìm ra nguyên nhân đằng sau nó và có hướng xử lý phù hợp nhất. Nếu chưa, bài viết sau đây của Cevn sinh ra là dành cho bạn.
1. Ứng xử thế nào khi nhân viên không đến buổi phỏng vấn?
Mới chân ướt chân ráo vào nghề nhân sự, khó lòng để bạn chấp nhận được thực trạng ứng viên bùng lịch phỏng vấn. Cảm giác đầu tiên chắc chắn là sự bực mình và ức chế vì cảm giác như công sức của mình đổ sông, đổ biển, nhất là cảm giác bản thân không được tôn trọng. Thực tế mà nói, cảm giác như vậy là hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ, để sắp xếp ra buổi phỏng vấn, mời trưởng các phòng ban và công sức tuyển chọn hồ sơ đâu phải dễ dàng.
Ứng xử thế nào khi nhân viên không đến buổi phỏng vấn?
Buổi phỏng vấn bị hủy bỏ cũng đồng nghĩa với cách làm việc của bạn được đánh giá là chưa chuyên nghiệp, đặc biệt là ảnh hưởng đến lịch làm việc của rất nhiều thành viên có mặt trong buổi phỏng vấn. Có lẽ rằng, tình huống này sẽ khó lòng kìm lại hành động tiêu cực của nhân sự nếu không giữ được bình tĩnh. Thứ nhất có thể là, xem như “đường ai nấy đi”.
Thứ hai là phản hồi lại ứng viên với một thái độ tức tối, bực dọc. Có thể thông cảm cho hành động này của những nhân sự mới vào nghề. Tuy nhiên, khó lòng có thể chấp nhận được đó là cách ứng xử của người ngồi ở vị trí tuyển dụng lâu lắm. Bởi lẽ, cảm xúc chỉ làm một phần, còn nguyên nhân bùng lịch có đến cả hàng tá. Sẽ ra sao nếu như ứng viên của bạn gặp tai nạn, không thể đến được buổi phỏng vấn?
Vì vậy, hành động nên làm nhất lúc này đó chính là bình tĩnh và viết một email rồi gửi đến ứng viên ngay khi buổi phỏng vấn kết thúc. Nội dung của email sẽ đại ý là như thống nhất về lịch phỏng vấn diễn ra vào ngày/tháng/năm tại.
Nhưng bạn đã không đến lịch hẹn. Chúng tôi đành phải thừa nhận rằng, bạn không thực sự hứng thú với vị trí mà công ty đang tuyển dụng và tự động rút đơn tuyển. Nếu có lý do gì phía sau, xin hãy phản hồi lại chúng tôi. Chúng tôi rất vui với phản hồi của bạn. Xin cảm ơn”.
Khi ứng viên không đến phỏng vấn, nhân sự làm gì?
Dù công ty có nhận được email phản hồi hay không đi chăng nữa, thì hành động chín chắn này cũng được đánh giá rất cao. Nó không chỉ thế hiện được, bạn và công ty cực kỳ chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là củng cố cho thương hiệu tuyển dụng của công ty rất nhiều. Thay vì gửi cho họ một thái độ thất vọng, bất mãn thì hãy cho thấy rằng, bạn và công ty sẵn sàng lắng nghe họ giải thích bằng những ngôn từ lịch sự và thái độ chân thành, chuyên nghiệp.
Đó là chưa kể trong trường hợp ứng viên phản hồi lại bạn, đây sẽ là cơ hội để tuyển dụng sửa sai và rút kinh nghiệm trong những lần tuyển dụng sau. Vậy những nguyên nhân nào làm cho ứng viên không đến buổi phỏng vấn? Và bí quyết hạn chế tình trạng này là gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi cụ thể trong nội dung dưới đây nhé.
2. Vì sao ứng viên không đến buổi phỏng vấn?
2.1. Có việc bận đột xuất
Xếp vào tốp những nguyên nhân đáng tiếc nhất để ứng viên “khước từ” lời mời đến phỏng vấn của nhà tuyển dụng đó chính là có việc đột xuất, không thể xử lý ngay. Có khả năng, quý vị có đủ khả năng và rất mong muốn đến phỏng vấn để thử sức và nhận việc, tuy nhiên vì lý do bất ngờ như gia đình có việc, đau ốm đột ngột...không thể xử lý kịp và sau đó, đãng trí xử lý công việc đó và chỉ nhớ đến buổi phỏng vấn sau khi nhận được tin nhắn hoặc email từ phòng nhân sự.
Vì sao ứng viên không đến buổi phỏng vấn?
2.2. Ứng viên đã nhận được việc làm phù hợp hơn ở nơi khác
Một nguyên nhân rất hợp lý cho việc các ứng viên “bỏ bom” nhà tuyển dụng đó chính là họ đã xin việc làm phù hợp ở nơi khác. Đặc biệt là những ứng viên sáng giá. Họ sẵn sàng kiếm được một công việc nơi khác có mức lương tốt hơn. Do vậy, nếu thời gian chờ đợi kết quả quá lâu hoặc ứng viên đã rải nhiều hồ sơ và tham gia phỏng vấn trước đó, chắc chắn rằng, ứng viên đã lựa chọn một địa điểm làm việc tốt hơn và khước từ lời mời phỏng vấn từ công ty của bạn.
2.3. Ứng viên chưa sẵn sàng về mặt tâm lý và kiến thức
Rất có thể rằng, một trong những lý do khác khiến các ứng viên từ bỏ cơ hội phỏng vấn tại công ty bạn chính là chưa sẵn sàng về mặt tâm lý và kiến thức để đáp ứng công việc. Họ rất có thể chưa tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm công việc, môi trường, văn hóa doanh nghiệp và những yêu cầu cụ thể cho vị trí, họ cũng chưa thực sự tự tin với những gì trình bày trong CV gửi đến nhà tuyển dụng. Họ cảm thấy ngờ vực về năng lực của bản thân và sợ không thể vượt qua được những hỏi trong buổi phỏng vấn. Do vậy đã “đi trước đón đầu” bằng cách bùng lịch.
Cũng có thể, họ cũng chưa có quá nhiều kinh nghiệm để đi phỏng vấn và thường bị tâm lý quá lớn. Có khi đã gần đến công ty còn quay ngoắt xe đi về.
Ứng viên chưa sẵn sàng về mặt tâm lý và kiến thức
3. Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học chiến lược cho doanh nghiệp
Về cơ bản, nếu xác định làm tuyển dụng, ứng viên không đến phỏng vấn là một trong những thực trạng dù đau lòng song bạn vẫn phải xác định rằng, đây sẽ là điều mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng phải trải qua. Không ai có thể chắc chắn 100%, mình tài giỏi đến mức không gặp gỡ tình huống này, tuy nhiên, ở tư cách là một người chiêu mộ ứng viên, bản thân bạn có thể rút ra một số những bài học để đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứng viên không đến buổi phỏng vấn. Những bài học này này chính là những bước quan trọng nhất giúp bạn có thể xây dựng được một thương hiệu tuyển dụng.
Thứ nhất, để giảm bớt tình trạng ứng viên bỏ hẹn phỏng vấn chính là rút ngắn thời gian tuyển dụng một cách tối đa, đặc biệt là đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng của bạn về lâu dài. Nếu phát hiện ra những ứng viên tiềm năng, tốt nhất, hãy cố gắng sắp xếp một buổi phỏng vấn gần nhất có thể cho riêng những ứng viên này. Nếu bạn cố gắng đợi nhận hết hồ sơ thì có lẽ rằng, ứng viên đó đã chuyển sang một đơn vị khác phỏng vấn và đậu ở bên đó.

Ứng viên không đến phỏng vấn và bài học chiến lược cho doanh nghiệp
Thứ hai, một giải pháp có thể giúp bạn giải tỏa tâm trạng buồn bực khi bị ứng viên bỏ lịch phỏng vấn, điều mà bạn có thể làm ngay bây giờ chính là tối ưu hóa những mô tả công việc để ứng viên của bạn dễ hình dung. Cùng với đó là nêu rõ những yêu cầu và chuẩn bị cần thiết nhất cho ứng viên trước giờ phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng cũng nên thực hiện những cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại trước để có thể sàng lọc những ứng viên không thực sự phù hợp. Ngoài ra ở một số trường hợp đặc biệt, nhất là những ứng viên chất lượng lại mắc một số vấn đề về tâm lý khi gặp mặt trực tiếp... các doanh nghiệp có thể linh hoạt sắp xếp một buổi phỏng vấn qua một số phương tiện công nghệ như Skype, hangouts,...để có thể tạo điều kiện giúp cho ứng viên đó thay đổi quyết định ứng tuyển của mình. Bên cạnh những giải pháp trên đây, nhằm giúp ứng viên ghi nhớ lịch phỏng vấn hay sắp xếp công việc của mình (trừ trường hợp đột xuất), nhân viên tuyển dụng có thể liên hệ trước với ứng viên tầm một đến hai ngày để họ chủ động sắp xếp.
Dĩ nhiên, những giải pháp này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi doanh nghiệp đồng thời thực hiện các giải pháp nâng tầm thương hiệu của mình quảng cáo hay các chiến lược tiếp cận khách hàng rộng rãi trên song truyền hình hay tại điểm bán.
Bài học rút ra khi ứng viên không đến phỏng vấn
Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị đi trả lời giúp bạn câu hỏi vì sao ứng viên không đến phỏng vấn cũng như giải pháp đi kèm để giúp các nhà tuyển dụng có thể khắc phục được tình trạng này một cách hiệu quả nhất.