• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

60657
Tổng số truy cập:60657
Khách đang online: 101
Vì sao ứng viên cần viết tốt cả phần Sở thích trong CV xin việc?
Ngày đăng tin: 29/04/2022 08:27

Sở thích trong CV là mục giúp bạn thể hiện được tính cách cá nhân của mình. Dẫu vậy, bạn cần biết khi nào nên hay không nên viết sở thích trong CV xin việc?

Đối với một số nhà tuyển dụng, nhìn vào sở thích họ có thể đánh giá bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Tuy nhiên, không phải ứng viên vị trí nào cũng cần viết sở thích trong CV. Để xác định có nên bao gồm sở thích trong CV hay không, hãy cùng Cevn tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.


Sở thích là mục có thể đề cập hoặc không trong CV xin việc

1. Một số nguyên tắc viết phần Sở thích trong CV xin việc
 
1.1. Phần Sở thích viết sau các nội dung chính của CV
 
Sở thích thực chất là phần bổ sung, không bắt buộc và "ít" quan trọng hơn so với kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng, chứng chỉ,... nên thường được viết sau trong CV xin việc.

1.2. Giới hạn "số lượng" sở thích chia sẻ trong CV
 
Bạn không nên cố "nhồi nhét" tất cả những sở thích của mình vào CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm nhiều đến đời sống cá nhân của bạn. Viết lan man, dài dòng về sở thích sẽ khiến CV quá dài, và các thông tin quan trọng khác không được nổi bật.

Tốt nhất, bạn chỉ nên liệt kê khoảng 3 - 4 sở thích. Bạn không cần phải đi sâu, chi tiết về việc bạn bắt đầu có sở thích đó từ khi nào hay lý do tại sao bạn yêu thích nó.

1.3. Ưu tiên các sở thích liên quan tới công việc
 
Ứng viên nên đề cập các sở thích liên quan đến công việc ứng tuyển là phù hợp nhất. Nếu không, miễn là sở thích thể hiện được tính cách, không phạm pháp hay quá kỳ quặc thì bạn đều có thể liệt kê trong CV xin việc của mình.

2. Gợi ý những sở thích phù hợp viết vào CV
 
Như đã đề cập bên trên, việc lựa chọn sở thích để viết trong CV còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn ứng tuyển. Có một số sở thích thường được nhà tuyển dụng chú ý vì nó cho thấy sự tích cực và khả năng ứng viên có được các kỹ năng chuyển đổi từ đó. Cùng tìm hiểu và "tham khảo" xem bạn có sở thích nào trong danh sách sau đây không nhé:

2.1. Chơi các môn thể thao đồng đội
 
Tham gia câu lạc bộ hoặc các môn thể thao đồng đội như đá bóng, bóng chuyền,... là một sở thích tuyệt vời giúp bạn chứng minh khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, sở thích chơi thể thao còn thể hiện bạn có ý thức rèn luyện thể chất khi ứng tuyển các công việc yêu cầu sức khỏe tốt như vị trí kho, xây dựng,...

Đây là hai kỹ năng quan trọng và cần thiết trong hầu hết các công việc. Nếu bạn được bầu cử là đội trưởng của nhóm, điều này sẽ thể hiện bạn có kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Người có tính cách này sẽ phát triển và thăng tiến nhanh trong công việc.

2.2. Đọc sách, báo để cập nhật tin tức
 
Đọc sách, công trình nghiên cứu, báo chí, thông tin thể hiện ứng viên ham học hỏi, phát triển bản thân, bắt kịp các xu hướng mới nhất của ngành, nhiều ý tưởng,... Ngoài ra, nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên hiểu rõ về tình hình kinh tế và xu hướng trên thị trường có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp với những ý tưởng sáng tạo.

2.3. Tình nguyện, hoạt động ngoại khóa
 
Nếu bạn đã tham gia các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như hiến máu, tình nguyện, thiện nguyện... Người có sở thích này sẽ được đánh giá cao bởi sự đồng cảm và chia sẻ với mọi người, đặc biệt khi ứng tuyển các vị trí chăm sóc khách hàng hay truyền thông, PR, báo chí,...

2.4. Sở thích giúp bạn phát triển kỹ năng chuyển đổi
 
Khi viết sở thích trong CV xin việc, hãy chọn lọc những điều mà bạn vừa đam mê vừa giúp bạn rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyển đổi - là những kỹ năng liên quan và giúp ích cho vị trí ứng tuyển.

Ví dụ như nếu bạn ứng tuyển Quản lý dự án mà bạn có sở thích chơi cờ vua thì hãy nêu chúng trong CV xin việc bởi một người chơi cờ vua giỏi là người có chiến lược và có trực giác tốt.


Vai trò của phần sở thích trong CV xin việc

3. Khi nào nên bỏ sở thích trong CV?
 
Mặc dù viết sở thích trong CV xin việc có những ưu điểm nhất định nhưng trong một số trường hợp lại không mang đến hiệu quả. Các trường hợp không nên viết sở thích trong CV cụ thể:
  • Ứng viên có kinh nghiệm làm việc dày dặn: Những người có từ 5-10 năm kinh nghiệm làm việc nếu đề cập đến sở thích sẽ không có giá trị nhiều trong CV xin việc. Bởi kinh nghiệm làm việc đã giúp CV của họ nổi bật so với đám đông. Nhà tuyển dụng cũng sẽ chỉ chú trọng vào kinh nghiệm làm việc hay thành tích đạt được mà thôi.
  • Các sở thích phổ biến mà ai cũng có: Không sai khi viết về các sở thích phổ biến như xem phim, chạy bộ,... nhưng đề cập vào CV sẽ không tạo được ấn tượng mạnh. Đây có lẽ là sở thích mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng có nên bạn sẽ không thể trở nên khác biệt so với ứng viên khác.
  • Các sở thích không liên quan tới vị trí ứng tuyển thì tốt nhất không viết vào CV để có chỗ trống cho những thông tin quan trọng.
Sở thích trong CV xin việc có thể giúp bạn trở nên tỏa sáng nếu biết cách viết. Đừng chỉ liệt kê sở thích ngẫu nhiên mà không có sự chọn lọc. Nếu bạn tìm ra được sở thích vừa đáp ứng đam mê cá nhân vừa liên quan, giúp ích và phù hợp với vị trí tuyển dụng thì CV có thể được đánh giá cao hơn.
Số lượt đọc: 309 -