• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111724
Tổng số truy cập:111724
Khách đang online: 251
Kinh nghiệm tìm việc làm ngành công nghệ cho sinh viên mới ra trường
Ngày đăng tin: 28/04/2022 10:30

So với sinh viên nhiều ngành khác thì sinh viên công nghệ được cho là có ưu thế hơn hẳn. Dù cho bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì vẫn có sẵn nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng luôn ở mức cao nên bạn cần vận dụng các mẹo hữu ích khi ứng tuyển.

Công nghệ là một lĩnh vực rộng lớn, có nhiều hướng phát triển, đa dạng việc làm - cho cả những ai có trình độ đại học, bằng cấp xuất sắc cho đến người học trung cấp, cao đẳng, thậm chí là làm trái ngành. Với những sinh viên mới ra trường, khi tìm việc làm ngành công nghệ thì ít nhiều sẽ bị hạn chế do chưa có kinh nghiệm làm việc. Hy vọng những kinh nghiệm thực tế được chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.


Sinh viên mới ra trường làm sao để tìm được việc làm ngành công nghệ tốt?
 
I. Vị trí nào phù hợp với sinh viên mới ra trường?
 
Sinh viên mới ra trường có thể thử sức ở hầu hết các lĩnh vực chuyên môn như lập trình viên front-end, lập trình viên backend, thiết kế web, data engineer và nhiều công việc khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra những công việc này hầu hết đều đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc thực tế - một yêu cầu mà không phải sinh viên mới tốt nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.
 
Đôi khi những công việc phù hợp với sinh viên mới ra trường lại xuất hiện trong các công ty hoặc phòng ban mà bạn trước nay chưa từng chú ý tới. Bạn có thể tìm kiếm các công việc yêu cầu kiến thức về lập trình trong ngành marketing hay truyền thông. Công việc có thể không liên quan gì đến chức danh lập trình hay nhân viên công nghệ, nhưng nếu bạn có thể học hỏi và sử dụng được các kỹ năng của bản thân, đây có thể là cơ hội để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
 
Trợ lý marketing là một ví dụ điển hình. Nếu như chỉ đọc qua tên chức danh, có lẽ bạn sẽ ngay lập tức bỏ qua công việc này. Nhưng chỉ cần bạn đọc xuống phần mô tả công việc, bạn sẽ thấy một trong những nhiệm vụ chính của trợ lý marketing là mã hóa email của khách hàng, thiết kế hình ảnh cho website,... Đó chính xác là những gì bạn được đào tạo ở trường lớp và sẽ rất phù hợp nếu bạn muốn rèn luyện các kỹ năng để trở thành lập trình viên front-end.

II. Sinh viên mới ra trường có thể tìm việc ở đâu?
 
1. Các nền tảng tìm kiếm việc làm trực tuyến
 
Hơn ai hết, sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ phải biết rằng mình nên tìm việc làm qua các kênh nào. Đã qua rất lâu rồi cái thời mà bạn phải chạy khắp nơi để gửi đầy đủ một bản hồ sơ xin việc khi muốn ứng tuyển vào một vị trí. Ngày nay, các cơ hội việc làm xuất hiện rất nhiều trên Internet, bạn chỉ cần biết tìm đúng nơi, ứng tuyển đúng cách là đủ. Những kênh tuyển dụng dành cho ứng viên lĩnh vực công nghệ gồm có:
  • LinkedIn: Đây vẫn là mạng kết nối chuyên nghiệp hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc hữu ích.
  • Facebook: Có nhiều group, fanpage tuyển dụng chung và tuyển dụng lao động lĩnh vực công nghệ trên mạng xã hội này.
  • Các nền tảng tuyển dụng uy tín: Những trang web chuyên về tuyển dụng đăng tải rất nhiều tin đăng tuyển từ nhiều nguồn. Chẳng hạn như khi bạn search việc làm công nghệ thông tin, CNTT trên Cevn thì sẽ nhận được vô số kết quả dành cho nhiều đối tượng ứng viên từ sinh viên mới ra trường tới senior hay quản lý, giám đốc... Cụ thể là bạn sẽ nhìn thấy tin đăng tuyển dụng của những công ty công nghệ hàng đầu có nhu cầu tuyển dụng như FPT hay VNG. Các việc làm FPT và VNG tuyển dụng đều được cập nhật chi tiết, rõ ràng nên ứng viên truy cập vào Cevn để nộp CV vị trí phù hợp nhé.
2. Các công ty môi giới việc làm
 
Liên hệ với các công ty headhunt cũng là một lựa chọn tuyệt vời vì họ có thể hỗ trợ bạn tìm các vị trí phù hợp, giúp bạn chuẩn bị hồ sơ cũng như luyện tập mô phỏng quá trình phỏng vấn. Thêm vào đó, họ sẽ giúp bạn kết nối với các công ty mà bạn khó có thể tiếp cận được.
Nhờ có phía headhunt, bạn sẽ không còn là một cái tên vô danh trong đống hồ sơ xin việc mà nhà tuyển dụng nhận được. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sử dụng cách thức tìm việc này vì bạn có thể phải trả phí cho họ. Và đôi khi thứ họ quan tâm là hoa hồng mà họ nhận được chứ không phải lợi ích của bạn.
Ngược lại, cũng có rất nhiều nền tảng headhunt hoàn toàn miễn phí với ứng viên. Họ thậm chí còn giúp bạn tạo CV và ứng tuyển trực tiếp với nhà tuyển dụng. Những công ty này sẽ chỉ thu phí từ nhà tuyển dụng khi giới thiệu thành công.

3. Các mối quan hệ
 
Một cách khác để tìm kiếm việc làm là sử dụng mạng lưới các mối quan hệ của bạn. Nói một cách đơn giản, đừng ngại chia sẻ với những người bạn quen biết rằng bạn vừa tốt nghiệp và đang tìm kiếm việc làm ngành công nghệ, đặc biệt là những người hiện đang làm việc trong lĩnh vực này.
 
Có thể bạn là một người kín tiếng và bạn không thích điều này. Tuy nhiên nhiều người đã có được công việc mơ ước nhờ sự giới thiệu của bạn bè, người thân. Bạn có thể đăng bài trên mạng xã hội thể hiện mong muốn và trình độ của mình. Có thể bạn sẽ không tìm được việc ngay nhưng điều này ít nhiều sẽ nâng cao cơ hội tiếp cận các công ty và nhà tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ của bạn.


Tìm việc làm ngành công nghệ ở đâu nhanh, hiệu quả?

III. Những lưu ý khi xin việc làm ngành công nghệ
 
1. Linh hoạt khi tìm kiếm việc làm
 
Khi mới bước chân vào ngành công nghệ, sẽ rất khó để bạn xác định mình sẽ đi theo một lĩnh vực cụ thể nào, công việc nào thì phù hợp với năng lực, trình độ và thậm chí là cả tính cách của bạn. Vì vậy, đừng giới hạn hay gò bó bản thân vào một vị trí hay một công ty nhất định nào đó. Bạn có thể thử sức với rất nhiều vị trí khác nhau và lựa chọn công việc phù hợp nhất với mình.
 
Có thể bạn muốn vào làm cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan Nhà nước nhưng các tổ chức này đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt cũng như đòi hỏi kinh nghiệm trong khi bạn chỉ là sinh viên mới ra trường. Khi đó, thay vì khăng khăng với dự định trên, bạn có thể thử sức với các công ty startup hoặc bộ phận kỹ thuật trong một doanh nghiệp. Những công ty này sẽ coi trọng khả năng của bạn hơn là kinh nghiệm trong nghề.

2. Thử sức với các công việc liên quan khác
 
Nếu bạn chưa tìm được công việc phù hợp với mình, bạn có thể thử sức với một công việc liên quan khác. Hãy suy nghĩ về các kỹ năng mà công việc bạn mơ ước đòi hỏi. Sau đó tìm các công việc có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm này. CV của bạn sẽ không còn trống trơn như trước nữa. Thay vào đó, bạn đã có đủ kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm các công việc trong ngành công nghệ.
 
Công nghệ là một trong những ngành hot nhất hiện nay. Không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà bạn còn cần phải nhạy bén, nhanh chóng tiếp thu những công nghệ mới. Tuy nhiên, đừng lo lắng khi mới ra trường bởi nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên trẻ, năng động và thực sự tâm huyết với nghề. Chỉ cần chủ động làm theo các lời khuyên trên, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Số lượt đọc: 297 -