Tương lai ngành Luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
Ngày đăng tin: 04/09/2022 10:34
Tương lai ngành luật trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa có gì thay đổi? Liệu nó còn giữ vững được vai trò là nghề định hướng, dẫn dắt và đảm bảo cho xã hội một môi trường lành mạnh hay không? Hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Các công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,... không ngừng được mở rộng và phát triển. Nó đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ, để vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, vừa đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh. Điều này khiến cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành luật ngày càng tăng cao.
Ngành Luật liệu có phát triển trong tương lai?
1. Nhu cầu nhân sự ngành luật
Ngày nay, cử nhân luật ra trường có cơ hội việc làm rất đa dạng và hấp dẫn, không chỉ còn bó hẹp trong các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp,.... Họ có thể làm việc cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Các chuyên gia về luật pháp giữ một vai trò không hề nhỏ đối với sự vận hành ổn định của một công ty, tổ chức. Những kiến thức pháp lý của họ sẽ giúp cho doanh nghiệp không vi phạm pháp luật cũng như tránh những sai sót không đáng có trong quá trình làm việc.
Trong một vài năm tới, Việt Nam ước tính sẽ cần tới khoảng 18,000 nhân sự ngành luật, trong đó có 3000 chấp hành viên, 2000 công chứng viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên thừa phát lại. Luật kinh tế là một trong những lĩnh vực thiếu nhân lực trầm trọng nhất trong ngành này. Nhu cầu tuyển dụng dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới bởi nhu cầu của con người ngày càng cao và bởi vì chính vai trò vô cùng quan trọng của Luật kinh tế trong xã hội hiện đại.
2. Các vị trí việc làm ngành luật
Cử nhân luật tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục lựa chọn con đường học vấn (học lên cấp thạc sĩ, tiến sĩ) hoặc là làm việc cho các cơ quan, công sở như:
- Cơ quan nhà nước: Cơ quan của Quốc hội, bộ ngành của Chính phủ, tòa án/viện kiểm sát các cấp, cơ quan công an, ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân các cấp,...
- Các công ty, doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý.
- Các tổ chức nghiên cứu và tư vấn pháp luật: Văn phòng luật sư, công ty luật,...
- Giảng dạy tại các trường, cơ sở đào tạo ngành luật.
Khi nói đến nghề luật, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến luật sư. Tuy nhiên, nghề này còn có nhiều công việc hơn thế. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các vị trí việc làm ngành luật ngày càng được đa dạng hóa. Một số chức danh nghề nghiệp ngành luật phổ biến bao gồm:
- Thẩm phán.
- Điều tra viên.
- Hòa giải viên.
- Luật sư.
- Cố vấn pháp lý.
- Thư lý/trợ lý luật sư.
- Thư ký pháp lý.
- Luật sư bằng sáng kế.
- Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu.
- Chuyên viên/nhân viên pháp chế.
Hiện có nhiều các văn phòng hay công ty luật hay các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt tuyển chuyên viên pháp chế, hay nhân viên tư vấn, cố vấn pháp lý với mức lương cao. Chính vì thế các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình vị trí công việc phù hợp nhất.
3. Mức lương cử nhân luật
Trở thành một chuyên gia ngành luật luôn là mơ ước của rất nhiều người bởi bất cứ ai cũng cho rằng đây là một nghề cao quý, được mọi người nể trọng. Những người làm trong ngành này đều có vốn kiến thức uyên bác, có danh vọng và có một mức lương cao đáng ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các cử nhân luật kinh tế. Các cử nhân ngành luật dân dụng thường chỉ có mức lương trung bình khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng khi mới ra trường. Nếu làm việc cho các cơ quan nhà nước, mức lương khởi điểm thậm chí còn thấp hơn và sẽ được tăng dần theo bậc lương quy định. Luật kinh tế là lĩnh vực có mức lương trung bình cao nhất, khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng đối với một sinh viên mới ra trường vào làm trong các doanh nghiệp tư nhân.
Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, lĩnh vực này cũng có mức lương cao ngất ngưởng. Tại Úc, mức lương trung bình của một
luật sư kinh tế là gần 108,000 USD/năm (tương đương trên 1,7 tỷ đồng/năm). Còn tại Mỹ, con số này đã lên tới 180,000 USD/năm (tương đương trên 4,1 tỷ đồng/năm).
Mức lương các vị trí việc làm ngành Luật cao không?
4. Thời gian thử việc ngành luật
Ngành luật là một trong những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Do đó, theo quy định của nhà nước, thời gian thử việc trong ngành này tối đa là 60 ngày. Trong các công ty tư nhân, thời gian thử việc của luật sư, chuyên viên pháp lý,... cũng dao động trong khoảng 1 - 2 tháng tùy theo năng lực của nhân viên, yêu cầu công việc và thỏa thuận giữa công ty và người lao động.
5. Những thách thức khi theo đuổi ngành luật
Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân sự ngành luật là áp lực cạnh tranh và đào thải. Đây là một trong những ngành yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu và khó nhất nhất, vậy nên bản thân mỗi người cần phải trang bị cho mình năng lực chuyên môn vững vàng cũng như rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác. Kiến thức pháp lý cũng liên tục được đổi mới, đặt ra yêu cầu cho các luật sư, chuyên viên pháp lý,... phải không ngừng cập nhật thông tin để có thể tư vấn cho khách hàng cũng như xử lý hiệu quả các tình huống liên quan trong cuộc sống.
Mặc dù các trường Đại học/Cao đẳng, cơ sở đào tạo đã và đang tạo điều kiện để sinh viên phát triển kỹ năng toàn diện nhưng những điều này thực sự là chưa đủ. Bên cạnh kiến thức chuyên môn ngành luật, những người làm trong nghề cũng cần phải trau dồi kiến thức thực tế, khả năng tư duy độc lập, khả năng phân tích/phán đoán,...
Hy vọng với những thông tin được Cevn cung cấp trên đây, các bạn đã có được cái nhìn đúng đắn nhất về tương lai của ngành luật và xác định cho mình
con đường sự nghiệp tương lai. Không ai có thể phủ nhận những khó khăn, thách thức khi theo học ngành này; tuy nhiên, mọi nỗ lực sẽ đều được đền đáp xứng đáng.