Cách phát triển kỹ năng thiết kế cho Designer
Ngày đăng tin: 03/09/2022 15:52
Để trở thành một Designer tài năng thì bên cạnh các kiến thức chuyên ngành thiết kế được đào tạo ở trường, bạn sẽ cần phải rèn luyện cho mình các kỹ năng thiết kế. Để tìm hiểu chi tiết về các kỹ năng này, Cevn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Designer vẫn được cho là những người có năng khiếu mỹ thuật, có khả năng cảm nhận cái đẹp và tạo ra những thiết kế xuất sắc. Dù vậy, trình độ, năng lực giữa họ là không giống nhau - có người nổi tiếng, giỏi giang trong khi một số Designer rất khó bứt phá và tạo nên sự khác biệt. Lúc này, kỹ năng thiết kế sẽ trở thành điểm mấu chốt quyết định năng lực, tiềm năng phát triển của bạn. Thành thạo kỹ năng thiết kế cũng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong CV xin việc và dễ ứng tuyển thành công hơn.
Kỹ năng thiết kế có vai trò quan trọng ra sao?
I. Các kỹ năng thiết kế quan trọng
1. Thành thạo các phần mềm thiết kế
Các
nhà thiết kế sẽ phải nắm bắt và thành thạo trong việc sử dụng công nghệ, đặc biệt là các phần mềm thiết kế cần thiết cho công việc. Điều này không chỉ thể hiện cho mọi người thấy nhân viên thiết kế là một người có chuyên môn mà còn đánh giá được họ có kỹ năng công nghệ chuyên nghiệp. Các phần mềm thiết kế quan trọng mà các nhà thiết kế nên tìm hiểu là: Adobe Acrobat, Adobe Creative Suite, Adobe Flash, Adobe Illustrator, Adobe InDesign, Adobe Photoshop, Dreamweaver, Quark, QuarkXpress, Editing,...
2. Sáng tạo
Sáng tạo cũng là một kỹ năng thiết kế cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào, không riêng gì ngành thiết kế. Nhân viên thiết kế đồ hoạ phải thiết kế những hình ảnh và câu chữ một cách sáng tạo trước khi truyền đạt đến khách hàng. Họ có thể phải quảng bá sứ mệnh của công ty thông qua trang web hoặc thiết kế hình ảnh để bán được sản phẩm/dịch vụ. Và đương nhiên, để làm tốt tất cả những điều đó thì đều phải cần đến kỹ năng tư duy sáng tạo tốt.
Nhân viên thiết kế sẽ cần phải rèn luyện để có óc thẩm mỹ tốt và tính tỉ mỉ. Họ cũng sẽ cần phải nhận thức rõ để cân bằng giữa ý tưởng sáng tạo của mình với mong muốn của khách hàng.
3. Kỹ năng giao tiếp
Thực tế cho thấy, kỹ năng giao tiếp nằm trong bộ kỹ năng thiết kế quan trọng bởi vì nhân viên thiết kế phải truyền đạt được ý tưởng của họ cho cho các công ty, khách hàng, nhà tuyển dụng,... thông qua câu chữ và hình ảnh. Theo đó, họ phải biết cách trình bày ý tưởng của mình không chỉ bằng lời nói mà qua cả giao tiếp bằng văn bản vì đôi lúc sẽ phải giao tiếp với khách hàng và nhà tuyển dụng qua điện thoại, email và đôi khi qua Skype. Các nhà thiết kế phải lắng nghe khách hàng của họ để nắm bắt nhu cầu, tâm lý của họ để truyền đạt các thông tin một cách thuyết phục nhất.
4. Kỹ năng quản lý thời gian
Dẫu biết công việc thiết kế là "hứng lên thì làm" nhưng bất kỳ công việc, nhiệm vụ nào cũng sẽ phải có deadline. Do vậy, khi hành nghề thiết kế, bạn cũng cần phải trau dồi cho mình kỹ năng quản lý thời gian - một kỹ năng thiết kế cần thiết.
II. Cách phát triển kỹ năng thiết kế cho Designer
Những kỹ năng chuyên môn cho dân thiết kế đều sẽ được dạy trên trường và cần người học chăm chỉ, thực hành cũng như sáng tạo để đưa phong cách của mình vào đó. Tuy nhiên, với những kỹ năng thiết kế kể trên, có một số phương pháp mà bạn có thể sử dụng để cải thiện và ngày càng thành thạo, bao gồm:
Thực hành: "Trăm hay không bằng tay quen", việc sử dụng các phần mềm thiết kế hay quản lý thời gian, suy nghĩ theo hướng sáng tạo... đều cần thời gian, càng làm nhiều bạn sẽ càng nhuẫn nhuyễn.
Tự tạo động lực: Sở dĩ các kỹ năng được gọi là kỹ năng là vì nó hầu như không sẵn có mà cần mọi người bỏ ra nhiều công sức để thực hiện, lặp đi lặp lại tạo thành kỹ năng tổng quát. Quá trình này có thể khó khăn và nhàm chán nhưng đổi lại, nếu bạn có thể tự thúc đẩy bản thân và kiên trì, nỗ lực cuối cùng sẽ được đền bù xứng đáng.
Phát triển nền tảng kiến thức: Để sáng tạo và tao ra phong cách cho riêng mình, bạn không thể quá tự tin, cảm thấy như hiện tại đã rất giỏi rồi. Thay vào đó, đừng tiếc thời gian để học hỏi, nâng cao kiến thức. Từ việc tham gia các hiệp hội của Designer đến việc đọc tạp chí chuyên ngành để nắm chắc các xu hướng thiết kế mới nhất... Một khi bạn có năng lực, bạn cũng sẽ dễ phát triển kỹ năng thiết kế của mình hơn.
Lắng nghe những lời phê bình: Đặc điểm của nghề Designer là không thể tránh được những lời khen chê. Có những tác phẩm thiết kế đẹp trong mắt người này nhưng lại khó hiểu, thậm chí là xấu xí trong mắt người khác. Việc của bạn là phải có khả năng tiếp thu, nhìn nhận và tự thay đổi, cải thiện khi cần. Với tư duy như vậy, bạn sẽ luôn tiến về phía trước.
III. Thể hiện kỹ năng thiết kế trong quá trình tìm việc
1. Trong CV xin việc
Các nhà tuyển dụng sẽ luôn tìm kiếm các ứng viên có kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến công việc mà họ tuyển. Vì vậy, khi xin việc thiết kế, bạn phải tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lúc nộp đơn ứng tuyển bằng cách đề cập đến các kỹ năng thiết kế của mình trong CV xin việc.
Nếu bạn là sinh viên hoặc mới tốt nghiệp, hãy nêu bật những kỹ năng thiết kế bạn có được trong quá trình học tập tại trường và thực tập. Nếu nói không thì chưa thể chiếm trọn được niềm tin của nhà tuyển dụng. Hãy đầu tư vào thiết kế một CV thể hiện mình là người có kỹ năng thiết kế bằng cách lựa chọn các phông chữ và đồ họa thật đẹp. CV của dân thiết kế đương nhiên phải khác biệt với các CV truyền thống.
Cách làm nổi bật kỹ năng thiết kế trong CV xin việc
2. Trong cover letter
Hãy đưa kỹ năng thiết kế vào phần nội dung của cover letter và minh hoạ nó bằng các câu chuyện thực tế về kinh nghiệm làm việc của bạn. Các nhà tuyển dụng sẽ để ý rất kỹ đến các công việc mà bạn đã từng làm liên quan đến thiết kế.
3. Trong buổi phỏng vấn xin việc
Một buổi
phỏng vấn xin việc chính là "đất" để phô ra kỹ năng thiết kế của bạn. Vì vậy, hãy cho
nhà tuyển dụng thấy bạn là con người sáng tạo, biết cách quản lý thời gian, ngân sách, giải quyết vấn đề,...
Qua những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về kỹ năng thiết kế là gì và làm sao để thể hiện kỹ năng này trong quá trình phỏng vấn xin việc. Cùng với kỹ năng thiết kế, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các kỹ năng khác như kỹ năng lập báo cáo hay đặt mục tiêu nghề nghiệp. Những thông tin này sẽ không bao giờ thừa hay vô ích cả nên bạn đừng bỏ lỡ việc truy cập vào Cevn.com.vn nhé.