• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

137795
Tổng số truy cập:137795
Khách đang online: 76
Top 5 sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc
Ngày đăng tin: 15/05/2023 22:07

Chắc hẳn khi nhắc đến "nhảy việc" có nhiều người sẽ thấy quen thuộc và điều đó là bình thường. Tuy nhiên nhảy việc không phải là một cách tốt đối với những người muốn ổn định, chính vì thế khi có một công việc phù hợp các bạn nên cân nhắc kỹ càng.

Con đường sự nghiệp mỗi người không phải lúc nào cũng trải hoa hồng nên chỉ có sự nỗ lực thì mới mang đến kết quả tốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người lao động cần tìm cho mình một công việc mới. Nhảy việc lúc này vừa chứa đựng những cơ hội cũng mang đến những rủi ro không kém. Dẫu vậy, chẳng ai muốn mình sẽ gắn bó mãi với công việc bản thân không phù hợp cả. Lời khuyên cho bạn là hãy tạo bước đệm vững chắc trước khi nhảy việc để khi thời cơ đến sẽ không còn do dự đưa ra quyết định dứt khoát về sự nghiệp của cuộc đời.


Những lý do khiến bạn nhảy việc là gì?
 
 
Quyết định "nhảy việc" khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ khiến bạn rơi vào bế tắc và mất phương hướng. Vậy đâu là lỗi sai thường thấy khi "nhảy việc", giải pháp nào cho một quyết định sáng suốt? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Cevn về top 5 sai lầm lớn nhất của những người "nhảy việc" nhé.
 
Những sai lầm người nhảy việc hay mắc khi tìm công việc mới

1. Nghĩ "nhảy việc" là điều dễ dàng
 
Thị trường người tìm việc làm ngày một cạnh tranh nhưng cũng vô cùng phong phú cho phép bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Tuy vậy, bạn đừng đặt quá nhiều kì vọng bởi nhảy việc chưa bao giờ là điều dễ dàng nếu bạn không thực hiện các bước chuẩn bị kỹ càng về công việc và công ty bạn chuẩn bị nộp đơn vào.
 
2. Chưa hiểu rõ về công việc mong muốn
 
Một sai lầm nữa trong quá trình "nhảy việc" là bạn chưa hiểu rõ về yêu cầu của công việc sắp tới và "mù mờ" về hiểu biết và các kỹ năng của bản thân. Khi bạn chưa đọc kỹ các yêu cầu trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng cũng như vạch rõ những điểm mạnh, thiếu sót của bản thân thì bạn sẽ thấy công việc mới vô cùng áp lực và càng thêm hoang mang trước lựa chọn của mình.
 
Bên cạnh đó, trước lựa chọn công việc mới, bạn cần nghiên cứu và khảo sát xu hướng phát triển của các ngành nghề để biết được liệu rằng bạn có thể thích nghi với môi trường công việc hay không. Bên cạnh kỹ năng mềm phù hợp với công việc sắp tới, bạn cũng cần khảo sát mức lương của nghề nghiệp tương lai xem đó có phải là "miền đất hứa" chắp cánh cho sự nghiệp của mình không nhé.
 
3. Quá tập trung vào quá trình "nhảy việc"
 
"Nhảy việc" là một quyết định quan trọng bởi đó là thời điểm tốt nhất để bạn xác định được mục tiêu sự nghiệp và "dành cả thanh xuân" của mình cho công việc đó. Bởi vậy, đơn độc trong việc quyết định sự nghiệp cả đời đôi khi sẽ đưa bạn đến những lựa chọn thiếu cân nhắc. Bạn bè, người thân hay thậm chí những đồng nghiệp cũ dày dặn kinh nghiệm có thể giúp bạn lường trước những khó khăn và "soi đường" cho quá trình tìm kiếm sự thay đổi của bạn.


Những sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc
 
4. Ngó lơ việc làm đẹp CV
 
CV (hay còn được gọi là bản tóm tắt thông tin cá nhân và các kinh nghiệm liên quan của ứng viên) là ấn tượng ban đầu của các nhà tuyển dụng với bạn. Bởi vậy, một CV xin việc trình bày rối mắt và thiếu chuyên nghiệp cùng "bảng thành tích" sơ sài hay "nhồi nhét" các kinh nghiệm không liên quan khiến bạn "lận đận" khi tìm kiếm việc làm.
 
Bởi vậy, để chuẩn bị một bản CV ấn tượng, trước hết hãy khiến mình trở nên "đáng giá" bằng việc trau dồi các kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, bạn hãy học hỏi các "tip" trình bày một hồ sơ xin việc chuyên nghiệp và ấn tượng từ các website xây dựng CV hay từ bạn bè và những người đi trước nhé.
 
5. Khát vọng kiếm nhiều tiền hơn
 
Một mức lương hấp dẫn chắc chắn sẽ là "điểm cộng" của một công việc lý tưởng. Tuy nhiên, trước hết hãy khiến bản thân bạn trở nên "đáng tiền". Bởi giá trị một công việc mang lại sẽ giúp bạn tìm được niềm vui trong việc phục vụ lợi ích của một đối tượng khách hàng cụ thể, điều này ý nghĩa hơn với bạn hơn phải không?
 
Khi bạn còn trẻ, bạn muốn thử thách nhiều lĩnh vực hay công việc để xem mình phù hợp với ngành nghề nào. Tuy nhiên, nhiều người lao động đã ngoài 40 tuổi vẫn do dự, chần chừ vì e ngại quá muộn để nhảy việc. Ngoài tuổi tác, những người này cũng bị cản trở bởi những rào cản, ràng buộc khác nữa. Trong bài viết mà Cevn cập nhật, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn thấy được 40 tuổi chưa phải quá muộn để nhảy việc mới. Hãy cùng theo dõi để đưa ra quyết định đúng đắn về sự nghiệp tương lai của bạn nhé.
Số lượt đọc: 222 -