Kỹ thuật viên là gì? gồm những công việc nào?
Ngày đăng tin: 10/05/2023 21:06
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng kỹ thuật viên (hay còn gọi là nhân viên kỹ thuật) cũng ngày càng tăng cao. Tuy vậy, nếu chỉ nói kỹ thuật viên chung chung thì nhiều người vẫn chưa hình dung được kỹ thuật viên là gì? gồm những công việc nào?
Nhân viên kỹ thuật là vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, mỗi năm các công ty tuyển kỹ thuật viên liên tục nhằm đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi. Để biết được công việc nhân viên kỹ thuật cần làm là gì? Có những công việc nào phổ biến? Mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ liên quan đến vị trí kỹ thuật viên trong bài viết dưới đây!
Yêu cầu công việc của kỹ thuật viên
I. Kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên là một khái niệm rất rộng và chung chung vì đây là vị trí mà nhiều ngành nghề, lĩnh vực đang cần tuyển nhưng về cơ bản thì chúng ta có thể hiểu họ là những người sẽ chịu trách nhiệm với việc hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng có những thắc mắc liên quan đến phần cứng, phần mềm các sản phẩm điện tử, các kỹ thuật có liên quan đến công việc. Theo đó, để trở thành một kỹ thuật viên, bạn cần phải có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với các loại thiết bị điện tử, phần mềm và phần cứng, các thiết bị chuyên môn theo từng ngành nghề, quy trình làm việc.
Theo tính chất công việc như trên, môi trường làm việc của kỹ thuật viên cũng rất đa dạng. Họ có thể làm việc cho các doanh nghiệp, văn phòng chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cho các công ty kinh doanh máy tính, các thiết bị điện tử,...
II. Kỹ thuật viên gồm những công việc nào?
Ở Việt Nam, có rất nhiều ngành nghề đang cần tuyển vị trí kỹ thuật viên, nhưng điển hình thì sẽ có một số vị trí công việc kỹ thuật viên phổ biến như sau:
- Kỹ thuật viên IT (hay còn gọi là kỹ thuật viên công nghệ thông tin): Trách nhiệm của vị trí công việc này nhìn chung là cài đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị máy tính. Ngoài ra, họ còn đào tạo, giải đáp thắc mắc của người dùng liên quan đến thiết bị máy tính, phần cứng, phần mềm, xử lý các vấn đề về máy tính, server, bảo vệ hệ thống máy tính,...
- Kỹ thuật viên cơ khí: Đảm nhiệm công việc, vận hành, hướng dẫn, xử lý vấn đề liên quan đến vận hành máy, các loại động cơ đốt trong, các loại động cơ dùng trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ,...
- Kỹ thuật viên xây dựng: Nhiệm vụ chung của công việc này là thiết kế xây dựng, các hệ thống xử lý nước thải, cầu cống, thi công công trình xây dựng, tư vấn giải đáp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng,...
- Kỹ thuật viên điện: Nhìn chung họ sẽ là người thiết kế mạch điện, máy phát điện, hệ thống mạng điện, thông tin liên lạc, xử lý sự cố liên quan đến mạng điện,...
- Kỹ thuật viên hóa học: Xét nghiệm, xác định, xử lý các vấn đề liên quan đến các loại hóa chất như xử lý chất thải, lọc hóa dầu, luyện kim, kỹ thuật hóa sinh,...
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên cần đảm nhận là gì?
III. Lương kỹ thuật viên có cao không?
Tùy theo từng vị trí làm việc và năng lực
kinh nghiệm làm việc mà mức lương của kỹ thuật viên ở Việt Nam cũng khác nhau. Tuy vậy, theo thống kê và khảo sát mức lương mà nhà tuyển dụng trả cho ứng viên từ các vị trí công việc kỹ thuật viên vừa kể trên thì Cevn nhận thấy mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 6 đến 25 triệu đồng/tháng.
Thông thường thì kỹ thuật viên sẽ làm việc full-time trong giờ hành chính nên mức lương họ nhận được thường sẽ chỉ có lương cứng. Tuy vậy, vì là ngành nghề có nhu cầu lớn hiện nay nên kỹ thuật viên có thể làm thêm ngoài giờ bằng cách nhận thêm các dự án, yêu cầu của khách ngoài công ty về nhà làm để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, nếu bạn nắm được nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng nào, từ đó trau dồi, hoàn thiện bản thân thì mức thu nhập sẽ cao hơn nữa.