• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

142139
Tổng số truy cập:142139
Khách đang online: 83
Tại sao bộ phận tài chính và nhân sự cần phối hợp chặt chẽ trong công việc?
Ngày đăng tin: 27/04/2023 21:59

Xung đột giữa vai trò và mục tiêu của bộ phận tài chính với bộ phận nhân sự là tình trạng phổ biến trong rất nhiều công ty, tổ chức. Sự căng thẳng giữa hai bên chủ yếu bắt đầu từ các quan điểm truyền thống của họ. Dường như có một niềm tin cố hữu cho rằng bộ phận tài chính chỉ nên quan tâm đến tiền bạc hoặc chi phí, trong khi bộ phận nhân sự kiểm soát mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.

Dựa trên niềm tin lỗi thời này, đa số các bộ phận nhân sự tập trung vào vốn nhân lực và coi đó là tài sản quan trọng nhất. Mặt khác, bộ phận tài chính lại chú ý đến lợi nhuận và xem nhân sự là một đơn vị chi phí. Rõ ràng, quan điểm khác biệt có thể làm tăng căng thẳng không cần thiết trong một tổ chức. Nếu bạn sở hữu chân dung một chuyên viên tài chính chuyên nghiệp thì chắc hẳn sẽ nắm rõ lý do vì sao cần phối hợp giữa bộ phận tài chính và nhân sự. 


Bộ phận tài chính và nhân sự nên có quan hệ tốt trong công việc để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty.
 
Lý do có sự phối hợp giữa bộ phận tài chính và nhân sự

1. Tránh trường hợp bị chồng chéo trách nhiệm
 
Trên thực tế, cả phòng nhân sự và tài chính đều làm việc để hướng tới một mục tiêu cuối cùng là đạt được mức hiệu suất và lợi nhuận cao hơn cho công ty. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, các nhà quản lý nhân sự có thể kiêm nhiệm một số nhiệm vụ mà trước đó thường được coi là nhiệm vụ của bên tài chính. Điều tương tự cũng áp dụng cho giám đốc tài chính.
 
Chẳng hạn, bộ phận nhân sự phải xem xét chi phí và lợi ích trong việc tuyển dụng nhân viên mới, cũng như tác động của chính sách nhân sự đối với lợi nhuận của toàn bộ tổ chức. Rõ ràng, cân nhắc như vậy đòi hỏi phân tích dữ liệu và dự đoán tài chính. Về phần mình, các cán bộ hoặc quản lý tài chính phải vượt ra khỏi suy nghĩ coi nhân viên là một khoản chi phí, thay vào đó, hãy xem họ là nguồn lực cải thiện lợi nhuận thông qua đầu tư vốn nhân lực. Bộ phận tài chính cũng có thể ước tính tác động của việc tăng lương, tiền thưởng và các chương trình tạo động lực khác đối với lợi nhuận của công ty.
 
2. Tránh gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh
 
Mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận tài chính và nhân sự sẽ tác động tích cực đến hiệu suất chung của công ty. Với sự chồng chéo trách nhiệm kể trên, việc giao tiếp mở giữa các phòng ban là rất quan trọng để đảm bảo đạt được cả mục tiêu riêng và và mục tiêu tổng thể. Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng có một luồng thông tin công khai giữa các bộ phận, đặc biệt là dữ liệu hiệu suất công việc.
 
Mỗi bộ phận sau đó có thể sắp xếp các chiến lược của mình để cải thiện hiệu suất trong tương lai. Căng thẳng giữa tài chính và nhân sự có thể cản trở luồng thông tin tự do này, từ đó làm chậm sự tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Các bộ phận đều phải công nhận sự đóng góp của bộ phận khác: Nhân sự cần nhận ra tầm quan trọng của các quyết định tài chính lành mạnh, trong khi bộ phận tài chính cũng nên biết rằng tất cả các công ty đều phụ thuộc vào nhân viên để thực hiện chiến lược tăng trưởng và lợi nhuận của họ.
 
3. Thích nghi với sự thay đổi của bối cảnh kinh doanh
 
Bối cảnh kinh doanh hiện nay rất cạnh tranh và năng động. Các tổ chức không còn có thể cố chấp giữ các quan điểm truyền thống không hiệu quả hay lỗi thời. Để tồn tại và phát triển, bộ phận tài chính và nhân sự bị buộc phải chuyển từ vấn đề nội bộ sang trạng thái cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Ngoài ra, vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý nhân sự và tài chính đang thay đổi nên họ phải sẵn sàng chấp nhận thay đổi để duy trì mối liên kết và tính cạnh tranh trên thị trường.
 
Nhìn chung, mối quan hệ căng thẳng giữa bộ phận nhân sự và tài chính đã tồn tại trong nhiều năm. Sự khác biệt trong mục tiêu và trách nhiệm chính gây ra xung đột giữa hai bộ phận, nhưng họ phải phối hợp cùng nhau để đạt được mục tiêu chung là tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận. 
Số lượt đọc: 318 -