• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111565
Tổng số truy cập:111565
Khách đang online: 195
Xung đột nơi công sở xử lý như thế nào?
Ngày đăng tin: 12/04/2023 21:02

Một số công ty có môi trường văn hóa công sở thoải mái, vui vẻ hơn các công ty khác nhưng ngay cả nơi có không khí thoải mái nhất cũng không thể tránh khỏi những lúc xung đột, các nhóm nhân viên làm việc cùng gay gắt với nhau. Thậm chí đến nhóm đồng nghiệp kiên nhẫn và tận tâm nhất cũng có lúc thất vọng và khó chịu về nhau. Vậy làm sao để xử lý khi xung đột xảy ra? Bạn đọc theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của trang tuyển dụng Cevn nhé.

Điều quan trọng là biết cách giải quyết khi có xung đột xảy ra tại nơi làm việc thay vì nghĩ cách để nó không bao giờ xảy ra và trốn tránh các mâu thuẫn. Cho đến nay đa phần công ty đều tránh để mọi việc đi quá giới hạn bằng cách giải quyết sớm các xung đột và không để mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Dẫu vậy, trong nhiều trường hợp xung đột, tranh cãi nơi công sở chưa hẳn đã là xấu. Do đó tùy từng hoàn cảnh, tình huống mà có cách xử lý các mâu thuẫn cho phù hợp.
 

Cách xử lý những xung đột nơi công sở
 
Cách xử lý xung đột, mâu thuẫn nơi công sở
 
1. Thái độ tích cực
 
Duy trì thái độ tích cực khi có bất đồng xảy ra sẽ khiến bạn vững vàng hơn. Nhiều vấn đề gây tranh cãi tại nơi làm việc có thể phai nhạt đi trong 1, 2 tháng. Từ đó, bạn sẽ có trạng thái tốt để ứng phó với những xung đột có thể xảy đến trong tương lai.
 
Khi quản lý giải quyết các bất đồng quan điểm giữa hai hay nhiều thành viên trong nhóm về một vấn đề nghiệp vụ, hãy chấp nhận quyết định của họ. Ngay cả khi bạn cho rằng sếp có quyết định sai lầm thì đó cũng là đánh giá của họ và chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho điều đó. Chống đối quyết định của sếp không phải một hành động sáng suốt.
 
Bạn cũng nên tránh tiếp tục phàn nàn về một quyết định sếp đã đưa ra vì hành vi này không mang tính xây dựng. Thay vào đó, hãy ghi ghép lại mọi việc liên quan ở thời điểm đó và tham khảo sau này nếu cần. Ở trong môi trường công sở, muốn nhân viên tốt sếp phải tốt trước đã, sếp luôn phải là tấm gương để mọi người học tập và nôi theo. Nhân viên cũng phải luôn có thái độ tích cực trong quá trình làm việc, tránh tình trạng khó chịu, không thoải mái làm ảnh hưởng tới môi trường làm việc chung.

2. Tìm kiếm giải pháp hòa giải
 
Nếu bạn gặp phải mâu thuẫn với đồng nghiệp vì lý do cá nhân hoặc lý do công việc, điều đó có thể làm tổn hại đến mối quan hệ bạn đã gây dựng. Cố gắng tìm ra giải pháp bằng cách nói chuyện với họ, tốt nhất là chỉ có hai người với nhau để không ai cảm thấy xấu hổ.
 
Lý tưởng nhất là hai bạn có thể đi đến hòa giải, nhưng cũng có thể không giải quyết được. Bạn cũng không cần tỏ ra mình là "người bạn quốc dân" ở chốn văn phòng hay nơi làm việc sau mọi việc đã xảy ra. Giải quyết xung đột không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp; tuy nhiên bạn có thể rút ra kinh nghiệm để duy trì thái độ lịch sự và tính chuyên nghiệp của bản thân trong mọi tình huống. Hãy nhớ ra nếu bạn cảm thấy bạn chịu hòa giải là đã nhượng bộ thì có lẽ đối phương cũng như vậy.

3. Nắm bắt trọng tâm vấn đề
 
Bạn cần dành một chút thời gian để tìm ra nguyên nhân dẫn đến xung đột tại nơi làm việc trước khi thực sự hiểu rõ vấn đề. Sự nỗ lực thường cần cả quá trình dài để giải quyết tận gốc vấn đề phát sinh chứ không chỉ đơn thuần là xử lý các triệu chứng nổi trên bề mặt. Đôi khi, không phải lời nói hay hành động gây ra vấn đề. Có lẽ ai đó phạm phải do thiếu lịch sự hoặc cảm giác coi thường. Điều này khó mà diễn tả cho rõ ràng và cần sự tiếp cận sát xao để tìm ra căn nguyên, do đó cần chuẩn bị thời gian trước khi bạn nắm bắt được trọng tâm vấn đề.
 


Khi xung đột quá gay gắt, không thể giải quyết được chúng ta nên tìm việc làm mới
 
4. Xem xét lỗi sai ở bản thân
 
Một trong những điều khó chấp nhận nhất khi có xung đột xảy ra là một người hay một số người mâu thuẫn với bạn đúng và bạn thì sai. Cần rất nhiều can đảm và sự khiêm nhường để thừa nhận rằng mâu thuẫn là do bạn gây ra.
 
Tính hay buôn chuyện và nói xấu sau lưng người khác là dấu hiệu cho thấy bạn luôn là trung tâm rắc rối hoặc những người đã hình thành định kiến với bạn. Nếu bạn có thói quen này, hãy dành thời gian kiểm điểm và thay đổi bản thân, học cách "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" để không gây ra thị phi ở nơi làm việc nhé.
 
Còn nếu bạn cảm thấy mình không còn phù hợp với môi trường làm việc đó nữa thì cách tốt nhất là bạn nên thay đổi môi trường làm việc của mình, nộp cv xin việc vào một môi trường mới, biết đâu môi trường này sẽ phù hợp với năng lực và tính cách của bạn. Mặc dù đưa ra quyết định tìm việc làm mới do không phù hợp với văn hóa công ty cũ thì bạn cũng có thể bị hỏi về vấn đề này khi ứng tuyển vị trí khác. Nhà tuyển dụng có thể đưa ra những câu hỏi để biết được khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào. 
Số lượt đọc: 197 -