• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111605
Tổng số truy cập:111605
Khách đang online: 218
Dành cho ai đang phân vân khi đứng giữa 2 lựa chọn công việc
Ngày đăng tin: 12/05/2023 21:18

Bạn đang phân vân khi đứng giữa 2 lựa chọn công việc? Vậy xin chúc mừng bạn, bạn là một ứng viên xuất sắc! Bạn đã ngoạn mục vượt qua vòng phỏng vấn bởi có kỹ năng phỏng vấn tốt và chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, sau niềm vui nhận được lời mời làm việc, điều này lại buộc bạn đứng trước sự lựa chọn khó khăn, nhất là khi cả hai đều là công việc bạn yêu thích. Ở bài viết này, trang tuyển dụng Cevn sẽ giúp bạn tìm cách đưa ra quyết định quan trọng này.

Khi nhận được hai lời mời làm việc cùng lúc, chắc hẳn bạn phải là một người có kỹ năng phỏng vấn khá tốt. Một khi bạn lựa chọn công ty này có nghĩa là bạn từ bỏ cơ hội gắn bó với công ty kia. Vì thế không hề dễ dàng để đưa ra quyết định. Những gì bạn cần làm hiện giờ là đưa hai công việc lên bàn cân để xem mỗi lựa chọn sẽ mang lại cho mình những lợi ích gì trong cả hiện tại và tương lai. Từ đó, bạn sẽ biết mỗi lựa chọn mang đến cho mình điều gì và mình cần gì. Tạo hai cột trên giấy, mỗi cột so sánh từng yếu tố sau đây.
 

Làm gì đây khi bạn đang đứng giữa hai công việc?
 
Các yếu tố bạn cần cân nhắc khi đứng giữa 2 lựa chọn công việc

1. Tiền lương
 
Điều quý giá nhất trong cuộc sống là sự tự do nhưng không phải ai cũng được tự do làm điều mình muốn mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, bạn chỉ có được tự do thực sự khi có khả năng nuôi mình và những nhu cầu thiết yếu khác. Vì vậy, thu nhập là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi chọn việc.
 
Trước khi nhận lời mời làm việc, chắc chắn rằng bạn đã biết chính xác mức lương mà công ty sẽ trả cho mình. Đối chiếu mức lương của hai công việc đó. Trước khi đi phỏng vấn chắc hẳn chúng ta sẽ đều băn khoăn là trả lời phỏng vấn mức lương mong muốn thế nào? để không bị nhà tuyển dụng đánh giá là quá ham mức lương cao. Tuy nhiên bạn cũng nên chủ động trao đổi thẳng thắn về mong muốn cũng như nguyện vọng của bản thân để không làm mất đi quyền lợi cũng như nhà tuyển dụng đánh giá được đúng năng lực của bạn.
 
2. Tiền thưởng, chính sách ưu đãi, quyền chọn cổ phiếu
 
Ngoài lương ra, công ty còn cung cấp cho nhân viên của họ một số khoản thanh toán bằng tiền mặt khác. Tiền thưởng và các ưu đãi thường sẽ tạo động lực cho nhân viên đạt được mục tiêu đề ra. Quyền chọn cổ phiếu là quyền chọn mua trong đó công ty cho phép nhân viên mua một lượng cố phiếu nhất định.
 
Tuy nhiên, tiền thưởng hay các khoản tương tự không có gì để bảo đảm, vì thế trừ khi điều kiện thị trường rất thuận lợi và bạn có niềm tin vào khả năng của mình, nếu không lựa chọn mức lương cao thay vì thưởng lớn sẽ an toàn hơn. Quyền chọn cổ phiếu được cho là ít chắc chắn, chẳng hạn như công ty mời bạn làm việc là công ty khởi nghiệp (startup), chẳng có gì bảo đảm rằng công ty sẽ tồn tại và phát triển cả.
 
3. Phúc lợi cơ bản
 
Công ty cung cấp cho nhân viên những phúc lợi gì? Nếu nhận lời mời làm việc, bạn sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp không? Đóng ngay khi ký hợp đồng hay sau khoảng thời gian bao lâu? Công ty có cấp cho nhân viên dịch vụ khám sức khỏe định kỳ không? Đây cũng là một trong những yếu tố bạn cần xem xét mình để đưa ra quyết định.
 

Lời khuyên dành cho những ai đang băn khoăn về công việc
 
4. Văn hóa công sở
 
Chúng ta dành phần lớn thời gian ban ngày ở nơi làm việc, vì thế ở một nơi mà mình cảm thấy thoải mái là vô cùng quan trọng. Khái niệm văn hóa công sở "tốt" với mỗi nhân viên không giống nhau. Một số người thì thích bầu không khí cởi mở với nhiều đồng nghiệp thân thiện và tin tưởng lẫn nhau trong khi người khác lại thích căn phòng có vách ngăn riêng tư và không khí an tĩnh để làm việc.
 
Câu trả lời sai duy nhất là lựa chọn một nơi không phù hợp với bạn. Sẽ có những môi trường công sở có sự cạnh tranh không chỉ trong công việc mà còn ở cả văn hóa đời sống hằng ngày đôi khi cũng sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Nhiều khi bạn sẽ bị đồng nghiệp ganh ghét, đố kị nên sẽ có những nỗi ám ảnh mang tên Stress nơi công sở. Vậy nên trước khi quyết định chọn một môi trường làm việc nào nãy, tìm hiểu văn hóa công sở hoặc chủ động trước các tình huống có thể bất ngờ xảy ra.

5. Lắng nghe tiếng nói từ con tim
 
So sánh những yếu tố trên nhưng đừng vội đưa ra quyết định. Yếu tố cần cân nhắc cuối cùng và quan trọng nhất mà bạn không thể lấy bất cứ thứ gì so sánh, đó là cảm nhận của chính bạn về từng công việc và từng công ty. Bạn thực sự mong muốn điều gì? Nơi nào có thể mang lại cho bạn điều đó? Không nên cảm tính đưa ra quyết định chỉ vì mình thích vì dù sao ngoài sở thích bạn còn phải nuôi sống bản thân. Vì thế đừng quên cân nhắc yếu tố về thu nhập để có được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
 
Cuối cùng, một khi bạn đã đưa ra lựa chọn của riêng mình, hãy nỗ lực làm việc để phát triển bản thân và gắn bó với công ty. Nếu bạn lựa chọn và sau đó thấy nó không phải công việc thích hợp nhất, bạn vẫn có quyền chọn lại. Bắt đầu chẳng bao giờ là muộn cả, còn nhiều cơ hội việc làm khác đang mở ra với bạn. Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để đạt được vị trí tốt hơn trong tương lai.
 
Để có một công việc tốt, bên cạnh kỹ năng, trình độ kinh nghiệm chuyên môn, để nhận được thư mời của nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên cần phải hoàn thiện cho mình một lá đơn xin việc thật là cuốn hút. Bởi các ứng viên tìm việc hiện nay khá nhiều và đa số đều là những ứng viên tiềm năng, giỏi. Do vậy, để bạn có được cơ hội phỏng vấn thì phải có một lá đơn xin việc nổi bật và chuyên nghiệp.
Số lượt đọc: 1185 -