Top 3 lý do bạn nên cảm ơn người sếp khó tính
Ngày đăng tin: 14/01/2023 22:16
Khi bạn gặp phải một vị sếp khó tính và cực kỳ bắt bẻ trong công việc, bạn sẽ thấy khó chịu và tự hỏi tại sao sếp lại đối xử với mình như vậy. Bạn sẽ cảm thấy ấm ức và nhiều khi muốn nghỉ việc ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn đừng vội suy nghĩ tiêu cực vì cách ứng xử này sẽ rèn luyện để bạn tiến bộ hơn mỗi ngày. Qua bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn top 3 lý do bạn nên cảm ơn người sếp khó tính đấy.
1. Rèn luyện khả năng chịu áp lực
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được làm việc với một vị sếp dễ tính, bạn sẽ trải qua những ngày làm việc vui vẻ và thoải mái, không phải lo sợ áp lực quá lớn từ cấp trên. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn gặp phải cấp trên khó tính, luôn gắt gao và để ý đến từng chi tiết công việc và đòi hỏi cao thì cũng đừng quá nản lòng, đây sẽ là cơ hội để bạn tăng cường khả năng chịu áp lực trong công việc đấy. Về lâu dài, nếu bạn có chuyển sang môi trường khác, bạn cũng sẽ tự tin làm việc mà không sợ bị ngợp trước tình huống khó xử lý.
Thế nên, bạn càng chịu nhiều áp lực; bạn sẽ dần cảm thấy những chuyện bản thân từng chật vật trải qua đều là chuyện nhỏ. Việc bạn nhận ra rằng áp lực trong công việc không hoàn toàn khó vượt qua, nó giúp bạn tự thúc đẩy bản thân tiến lên và hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Thế nên, dù bạn có gặp sếp khó tính đến đâu thì hơn hết, hãy xem mình học được gì từ môi trường làm việc này.
2. Nâng cao khả năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm thể hiện khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin, cách ứng xử và sự tương tác giữa mọi người với nhau, nhằm đạt được một mục đích nào đó. Người có kỹ năng giao tiếp tốt có khả năng mở rộng nhiều mối quan hệ, những gì họ nói có sức ảnh hưởng đối với những người xung quanh.
Vì vậy, khi bạn giao tiếp với sếp càng khó tính, bạn cần phải cẩn trọng từng lời nói và hành động. Nhiều người sẽ cảm thấy gò bó và ngộp thở khi làm việc cùng cấp trên khó chiều như vậy, nhưng sự thật cho thấy, chính sự gò bó đó giúp bạn rèn luyện tinh thần kỷ luật và cẩn thận trong từng lời nói. Điều này giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và sử dụng từ ngữ chuẩn mực hơn trong giao tiếp. Khi bước sang môi trường làm việc mới, kỹ năng này cũng góp phần giúp bạn được đánh giá cao trong mắt người khác. Trong công việc, bạn càng giao tiếp tốt thường thì càng kết nối được với nhiều người, từ đó tận dụng được sự hỗ trợ từ những người giỏi trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Kỹ năng này cũng giúp các cuộc họp trở nên thoải mái hơn, có nhiều ý tưởng hơn, nâng cao hiệu suất công việc.
3. Rèn luyện tính tự lập
Những bước đi chập chững đầu đời luôn vấp phải khó khăn. Những đứa trẻ vấp ngã tự biết đứng lên luôn biết đi nhanh hơn những đứa trẻ khác. Tương tự như vậy, cấp trên khó tính sẽ giúp bạn rèn luyện tính tự lập. Thay vì chờ đợi, trông chờ vào sự giúp đỡ của ai đó; bạn tự biết cách phân tích khó khăn và giải quyết chúng.
Trên thực tế, môi trường làm việc được biết đến như một sân chơi với đầy hình thức cạnh tranh khác nhau, đồng nghiệp bên cạnh cũng có thể là đối thủ cạnh tranh với bạn. Vì thế, chẳng có tình bạn bền vững mãi mãi ở môi trường này. Bạn hãy học cách tự lực và bước đi trên chính bàn chân của mình.
Nhiều người sẽ cảm thấy bế tắc khi làm việc cùng sếp khó tính. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ một chút, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hay thông qua làm việc cùng cấp trên như thế. Việc chấp nhận và vượt qua được những thử thách đó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong công việc. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn nhận ra được ý nghĩa và trân trọng cơ hội học hỏi từ cấp trên của mình nhé!