• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111121
Tổng số truy cập:111121
Khách đang online: 123
Các bước xử lý nhân viên chống đối hiệu quả nhất
Ngày đăng tin: 14/01/2023 22:12

Một đội ngũ nhân sự gắn kết và chất lượng là điều mà mọi quản lý đều mong muốn có được. Nhưng, trong công việc, các nhà quản lý cũng rất đau đầu khi phải xử lý những tình huống khi nhân viên của mình có thái độ chống đối, không nghe lời, không thực hiện theo yêu cầu công việc. Vậy, cần phải làm gì khi phát hiện nhân viên cấp dưới của mình có thái độ chống đối? Hãy cùng Cevn tham khảo một số cách dưới đây.

 
Hậu quả của việc nhân viên chống đối
 
Trước khi tìm hiểu về cách đối phó với nhân viên chống đối, bạn cần phải biết trước được hậu quả của việc này. Một nhân viên hay có thái độ chống đối sẽ khiến cho tinh thần của các nhân viên khác đi xuống và làm yếu văn hóa của tổ chức. Với bất cứ vấn đề chống đối nào xảy ra cũng có nguyên nhân của nó, sự tức giận, chống đối của họ có thể xuất phát từ những vấn đề xung quanh trong công việc như: Đã lâu rồi họ vẫn chưa được thăng chức; không được công nhận những đóng góp của mình, ý tưởng mới của mình không được đón nhận; họ bị choáng ngợp và ghen tị với người khác.
 
Vì thế, nhà quản lý nên tìm hiểu nguyên nhân của sự chống đối trước khi đưa ra hướng giải quyết. Bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên của mình hoặc tìm hiểu thông qua các bên thứ ba: quản lý nhân viên, đồng nghiệp khác… Luôn có vô vàn nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ sự hiểu lầm trong công việc, do sếp chưa quan tâm, đánh giá sai năng lực của nhân viên… Khi sếp biết được chính xác nguyên nhân do đâu thì mới có thể đưa ra được hướng giải quyết tốt nhất.

Cần phải làm gì đối với nhân viên chống đối?
 
Ông cha ta hay có câu “Con sâu làm rầu nồi canh”. Nếu như một người có thái độ không tốt, về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng tới cả một đội ngũ nhân viên. Dưới đây là một số cách xử lý nhân viên chống đối và khiến nhân viên phải nể phục mình.
 
Luôn giữ bình tĩnh
 
Thông thường, mọi người dễ dàng phản ứng tức giận khi ai đó tỏ ra thiếu tôn trọng. Việc giữ bình tĩnh trong mọi tình huống kể cả khi người đối diện không tôn trọng bạn, bởi vì mọi sự tức giận lúc này sẽ làm mọi việc rối tung.
 
Việc giữ bình tĩnh và thể hiện sự tôn trọng với đối phương, sẽ giúp bạn kiểm soát được câu chuyện đang xảy ra, cuộc trò chuyện sẽ không bị quá gay gắt và cho phép các bạn thảo luận, trao đổi với nhau hiệu quả hơn.

Thẳng thắn bày tỏ quan điểm
 
Nhiều khi nhân viên có thái độ tiêu cực lại không nhận thức được rằng những hành vi của họ gây ảnh hưởng không tốt cho mọi người. Bạn cần nên nhắc nhở họ một cách trực tiếp và riêng tư, bạn cũng nên thẳng thắn để bày tỏ quan điểm của mình một cách khéo léo. 
 
Bạn nên đặt ra câu hỏi rằng họ có đang gặp khó khăn gì không, nếu như vấn đề ở trong tầm kiểm soát của bạn, bạn có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề đó. Và, khi mọi chuyện đã được làm rõ, bạn nên đưa ra lời cảnh báo cho họ biết rằng bạn không muốn chuyện này lặp lại.
 
Cách phân công công việc
 
Có thể do nhân viên của bạn ngập đầu trong một đống công việc khiến họ không thể có được thái độ tốt khi đi làm. Vì thế, trên cương vị là một người sếp, bạn có thể lập kế hoạch làm việc với nhân viên thật rõ và cụ thể. Khuyến khích họ đặt ra mục tiêu trong công việc mỗi ngày, hướng dẫn họ cách phân chia thời gian làm hiệu quả. Sếp cũng cần là người phân công công việc dựa trên năng lực của từng nhân viên, xuất hiện khi họ thấy vướng mắc trong công việc chưa hoàn thành hoặc những trở ngại họ gặp phải.
 
Rút ngắn khoảng cách với nhân viên
 
Có rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp tự tạo khoảng cách cấp bậc với nhân viên của mình. Việc bạn cố tỏ ra nghiêm túc và lạnh lùng quá mức cần thiết ở nơi làm việc, điều này sẽ khiến bạn không thể hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên.
 
Nếu sếp cởi mở hơn trong môi trường làm việc tập thể, mọi người cũng sẽ dễ dàng đồng cảm với nhau. Nhiều khi sếp cũng cần để nhân viên nhận thấy được những khó khăn mà sếp đối mặt, họ sẽ có cái nhìn thiện cảm với sếp. Đồng thời, việc tạo dựng mối quan hệ thân thiết trong môi trường làm việc cũng là cách quản lý nhân sự hiệu quả của các nhà quản lý.

Đưa ra giới hạn
 
Để giải quyết vấn đề với nhân viên chống đối, bạn cũng cần biết mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc. Nhân viên cũng có thể tỏ ra coi thường bạn nếu bạn tỏ ra quá hiền và thoải mái, dễ dàng đáp ứng mong muốn của họ, họ có thể tỏ ra không tôn trọng bạn. Đừng chần chừ khi đưa ra bất kỳ quyết định nào để nhân viên cũng biết được quyền của sếp.
 
Bạn cần thực thi những quy tắc mà bạn đưa ra cho những nhân viên không tuân theo lời nói của bạn. Xác định rõ hậu quả của nhân viên không tuân theo lời nói của bạn và không chịu thay đổi lại hành vi của mình. Bạn có thể đặt ra kỳ vọng để cải thiện vấn đề và vạch ra những hành động kỷ luật đối với những hành vi không chịu sửa đổi. Và, chắc chắn một điều rằng nếu như nhân viên của bạn không chịu thay đổi, hãy đảm bảo rằng, họ phải nhận lấy hậu quả từ những hành vi của họ gây ra.

Hãy để nhân viên đó ra đi
 
Bạn đã cố gắng thực hiện nhiều cách nhưng vẫn không thay đổi được tình hình, có lẽ đã đến lúc tạm biệt với họ. Một tập thể không cần những cá nhân tiêu cực, một doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả nếu như có một bộ phận không chịu đi theo mục tiêu chung. 
 
Hãy thật nghiêm khắc để làm mẫu cho người khác. Bạn cần làm việc với bộ phận nhân sự của công ty để xác nhận lại những việc mà nhân viên này làm sai, cũng như những gì bạn đã cố gắng cải thiện, để đưa ra quyết định sa thải. Việc những cá nhân không hợp tác ra đi là quyết định sáng suốt. Bạn sẽ có thời gian để hỗ trợ và làm những nhiệm vụ quan trọng, chứ không cần phải đau đầu xử lý nhân viên chống đối nữa.
 
Nhân viên chống đối dù gây cản trở cho tổ chức, nhưng cũng không phải là không có cách giải quyết. Điều bạn cần làm là bình tĩnh và xử lý theo từng bước phù hợp. Quan trọng nhất, dù xử lý theo hướng nào, bạn cũng cần phải nhớ đặt mục tiêu chung của tổ chức lên hàng đầu.
Số lượt đọc: 305 -