• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

149462
Tổng số truy cập:149462
Khách đang online: 44
Seller Center là gì? Có vai trò như thế nào trong kinh doanh thương mại điện tử?
Ngày đăng tin: 15/11/2022 11:15

Từ Amazon đến các sàn thương mại Shopee, Lazada hay Sendo đều có Seller Center. Đối với những chủ shop hay người bán hàng, kinh doanh có kinh nghiệm thì chắc chắn đều hiểu về tính năng, cách sử dụng. Tuy nhiên, với người mới thì chẳng phải ai cũng biết Seller Center là gì, có vai trò ra sao.

Trong một thị trường như hiện nay, kinh doanh trực tiếp hay trực tuyến đều rất cạnh tranh. Muốn thông tin về sản phẩm, dịch vụ hiển thị tốt, tiếp cận được nhiều người mua tiềm năng thì bản thân chủ shop hay những nhân viên kinh doanh phụ trách kênh thương mại điện tử sẽ cần nắm vững chính sách của nền tảng, đồng thời sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ chẳng hạn như Seller Center.


Tầm quan trọng của Seller Center trong kinh doanh thương mại điện tử

I. Seller Center là gì?
 
Seller Center còn có thể được gọi là Seller Central, tiếng Việt có nghĩa là Trung tâm bán hàng hay Trung tâm hỗ trợ người bán của các sàn thương mại điện tử. Thực tế thì nền tảng bán hàng trực tuyến nào cũng có chức năng này, chủ yếu là hỗ trợ cho các chủ shop, người bán.
 
Về cơ bản thì Seller Center sẽ cho phép người bán tùy chỉnh trang bán hàng, thiết lập các cài đặt hình ảnh, hiển thị sản phẩm. Bên cạnh việc quản lý sản phẩm và cửa hàng, bạn cũng có thể sử dụng các tính năng của Seller Center để chạy các chương trình khuyến mãi và chiến dịch quảng cáo. Việc chạy các chiến dịch này cho phép bạn thu hút người mua tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, Seller Center cũng cho phép chủ shop, nhân viên kinh doanh theo dõi dữ liệu bán hàng, kiểm soát tổng thể hoạt động, nhìn nhận vào xu hướng, kết quả kinh doanh.

II. Bộ công cụ, tính năng của Seller Center
 
Mỗi sàn thương mại điện tử khác nhau thì Seller Center sẽ không giống nhau dù bản chất vẫn là kênh tùy chỉnh cho người bán. Tuy nhiên, bộ tính năng có thể tiện lợi, đa dạng hoặc có đặc thù riêng. Dù vậy, nhìn chung các tính năng cơ bản, phổ biến và cũng là cần thiết nhất của Seller Center sẽ là:
  • Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ, giá cả.
  • Tăng hiển thị hiệu quả trên trang tìm kiếm.
  • Tăng lượng truy cập và theo dõi.
  • Thiết lập gian hàng, tiếp cận nhiều chương trình khuyến mãi cho người bán trên từng gian hàng.
  • Tương tác khách hàng nhanh, thuận tiện và hiệu quả.
  • Tạo mã ưu đãi cho từng sản phẩm theo từng thời điểm, kế hoạch và chiến lược kinh doanh khác nhau.
Thông thường, những người có kinh nghiệm sẽ có thể tùy chỉnh gian hàng trên các sàn thương mại điện tử một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trong khi đó, những người khác có thể ít nhiều gặp khó khăn khi mới tiếp cận. Khi đăng ký tài khoản người bán, bạn có thể ngay lập tức được tiếp xúc với Seller Center nên đừng lo lắng, chỉ cần làm theo từng bước hướng dẫn là được. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách điều chỉnh thiết lập để bán hàng hiệu quả hơn và tăng doanh thu.
 

Seller Center có những tính năng gì phổ biến?
 
III. Seller Center có vai trò như thế nào trong kinh doanh thương mại điện tử?
 
1. Tầm quan trọng của Seller Center với người bán hàng
 
Với bộ tính năng được thiết kế để hỗ trợ người bán, Seller Center giúp người bán kết nối tốt với khách hàng tiềm năng, đồng thời kết nối và tìm kiếm sự trợ giúp cần thiết với cả sàn thương mại điện tử. Thay vì loay hoay tìm đủ mọi cách để điều chỉnh gian hàng, chỉ với vài bước đơn giản qua Seller Center là bạn đã có thể bán hàng hiệu quả hơn, gia tăng doanh số nhanh chóng hơn.
 
Hơn nữa, theo thời gian thì Seller Center ngày càng dễ sử dụng trong khi các tính năng vẫn rất đa dạng và hữu ích, thiết thực. Đồng thời, khi cần được hỗ trợ, kết nối với chăm sóc khách hàng để giải quyết các vấn đề phát sinh với gian hàng hoặc với khách hàng, người bán cũng có thể sử dụng ngay kênh Seller Center.
 
2. Vai trò của Seller Center với các sàn thương mại điện tử
 
Các sàn thương mại điện tử buộc phải xây dựng và vận hành Seller Center để trao quyền chủ động và tùy chỉnh cho người bán. Đồng thời, với kênh Seller Center thì các sàn thương mại điện tử mới thực sự làm đúng vai trò là trung gian kết nối trực tuyến giữa người bán và người mua.
 
Ngoài việc xây dựng và duy trì Seller Center, những nền tảng thương mại điện tử ngày nay đều nỗ lực để điều chỉnh thuật toán, gia tăng các tính năng hỗ trợ tốt nhất cho người bán từ SEO thông tin sản phẩm, hiển thị tới quản lý hàng tồn kho, nhập sản phẩm, hình ảnh, tương tác với khách hàng đến việc phân tích dữ liệu, doanh số.
 

Các sàn thương mại điện tử đều vận hành Seller Center để thuận tiện cho người dùng
 
IV. Mẹo tăng doanh số bằng cách quản lý gian hàng thương mại điện tử
 
Mặc dù Seller Center là một công cụ hữu ích như vậy nhưng chưa đủ để người bán, chủ shop có thể tối ưu hóa hoạt động bán hàng trên kênh thương mại điện tử. Bạn sẽ cần chú ý nhiều hơn nếu muốn cạnh tranh tốt và nâng cao doanh số bán hàng. Một số mẹo bạn nên cân nhắc, áp dụng sẽ gồm có:
  • Đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường.
  • Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Lựa chọn loại hàng hóa, sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu: Theo thị hiếu, xu hướng, phân khúc giá...
  • Đầu tư vào chất lượng hình ảnh, đừng chỉ lấy ảnh từ nhà sản xuất, hãy cố gắng cung cấp ảnh thật.
  • Mô tả đầy đủ thông tin về sản phẩm.
  • Rõ ràng về chính sách đổi trả, hoàn hàng, hoàn tiền...
  • Tương tác và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình.
  • Đầu tư cho công tác lên đơn, đóng gói.
  • Cập nhật và tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn thương mại điện tử.
  • Lịch sự khi trả lời feedback của khách hàng.
  • Tùy chỉnh gian hàng khi các công cụ của Seller Center hoặc chính sách của nền tảng thay đổi.
  • Quản lý tốt hàng tồn kho, phối hợp hợp lý giữa các bộ phận.
Trên đây là một số thông tin về Seller Center là gì cũng như những tính năng của Seller Center và tầm quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, bán hàng online. Mong rằng bạn có thể có thêm thông tin chi tiết và sử dụng hiệu quả khi quản lý shop hay đảm nhiệm các vai trò nhân viên quản lý đơn hàng, nhân viên kinh doanh sàn TMĐT.
Số lượt đọc: 714 -