• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

149481
Tổng số truy cập:149481
Khách đang online: 48
Tại sao cần phải trung thực trong công việc?
Ngày đăng tin: 31/10/2022 22:26

Trong môi trường làm việc, đôi khi bạn sẽ nghĩ rằng những lời nói dối nhỏ nhặt là hoàn toàn có thể chấp nhận được khi mà bạn có ý tốt hoặc giúp thúc đẩy mục tiêu của người khác hoặc của chính mình. Tuy nhiên, lời nói dối có thể làm tổn thương hoặc gây hại tới người khác. Vì vậy, trung thực là một trong những chuẩn mực giao tiếp mà bạn cần tuân thủ theo.

 
Bạn có thể sẽ đang tự nhận mình là một trong số ít những người không hề nói dối, dù trong bất cứ tình huống nào. Nhưng tất cả chúng ta đều đã từng làm điều này và chỉ là bạn đang cố biện minh cho mình mà thôi. Liệu sự trung thực trong công việc có quan trọng đến vậy? Câu trả lời là có, tính trung thực là một phần của đạo đức nghề nghiệp.
 

Lý do bạn nên trung thực trong công việc
 

I. Như thế nào là trung thực?
 
Hiểu một cách đơn giản, trung thực là nói sự thật. Trong trường hợp bạn nói những điều không đúng sự thật - cụ thể là quyết định nói ra dựa trên thông tin bạn không chắc chắn, tự bản thân cũng nghi ngờ thiếu chính xác nhưng vẫn nói hoặc là bạn cố tình bịa đặt để che giấu sự thật đều được xếp vào nói dối. Nói dối là hành vi ngược lại với trung thực. Một số ví dụ về trung thực là:
  • Không nói những điều không đúng về người khác, không tung tin đồn, bịa đặt, bôi nhọ.
  • Dám thừa nhận hành động của mình, ngay cả khi bạn biết rằng mình sẽ gặp rắc rối. Bạn sẽ bị coi là không thành thật nếu "cãi chày cãi cối", một mực phủ nhận điều gì đó bạn đã làm và làm sai.
  • Sẵn sàng giải thích về những tình huống phát sinh, đảm bảo tính chính xác vào thời điểm bạn trải qua hoặc chứng kiến.
Bên cạnh đó, trung thực còn được hiểu là khi bạn hành động theo giá trị quan của mình cũng như chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Một phần của sự trung thực là những gì bạn nói và cách bạn hành động, cư xử với những người xung quanh, đồng thời cũng tham chiếu đến cách bạn tự nhìn nhận và đối xử với chính bản thân mình. Sự trung thực được coi là một trong những điều mà hầu hết chúng ta đều tìm kiếm ở bản thân và người khác, quyết định xem có nên kết giao, hợp tác, làm việc cùng hay không. Trong công việc, trung thực cũng luôn được đánh giá cao vì nó tạo ra môi trường làm việc tích cực.
 
II. Vì sao phải trung thực trong công việc?​
 
1. Tạo uy tín trong công việc
 
Khi bạn thể hiện tính trung thực trong công việc, bạn sẽ tạo được uy tín với đồng nghiệp và cấp trên. Uy tín là một phẩm chất cực kì đáng quý ngày nay trong môi trường công sở do có không ít người thường xuyên đưa ra những lời hứa xuông, không thực hiện lời hứa, rồi lại cứ lặp đi lặp lại những lời hối lỗi y như nhau mỗi lần vi phạm. Khi có đủ sự trung thực với bản thân và công việc, bạn sẽ thấy uy tín của mình tăng lên đáng kể. Nói những gì bạn có thể làm và làm những gì bạn đã nói, chỉ có như vậy, mọi người mới tôn trọng và tin tưởng.Bạn có thể tham khảo cách tạo dựng uy tín nơi công sở để áp dụng cho bản thân tốt nhất nhé.
 
2. Tạo dựng niềm tin với mọi người xung quanh
 
Bằng cách thể hiện sự trung thực trách nhiệm trong công việc, bạn thậm chí còn có thể tạo dựng niềm tin cả với những người bạn chưa từng làm việc cùng. Họ sẽ dựa vào những kế hoạch hay ngôn từ mà bạn đã thể hiện hay chỉ đơn giản là danh tiếng mà bạn đã tạo dựng được trong suốt thời gian qua. Mặc dù họ có thể không biết bạn sẽ hoàn thành những kế hoạch mà mình đề ra như thế nào nhưng họ vẫn sẽ trao cho bạn niềm tin. Sự trung thực trong công việc sẽ giúp bạn tạo dựng niềm tin với mọi người và là cơ sở để mọi người đặt niềm tin vào bạn.
 
3. Nhận được sự tôn trọng​
 
Tính trung thực khách quan trong công việc sẽ được đền đáp bằng sự tôn trọng, chân thành từ những người khác. Mọi công việc của bạn ở công ty cũng sẽ được thực hiện một cách gọn nhẹ, trơn tru, không cần phải che đậy, không phải sử dụng tới một nửa lời nói dối. Hãy thử tưởng tượng xem đồng nghiệp sẽ nghĩ về bạn như thế nào khi bạn liên tiếp nói dối cấp trên, không hoàn thành công việc hoặc cứ liên tục đổ lỗi cho người khác.
 
4. Tinh thần thoải mái
 
Bạn cần phải sử dụng tới bao nhiêu lời nói dối để có thể bác bỏ một sự thật? Câu trả lời là rất nhiều và rồi từ lời nói dối này lại dẫn tới những lời nói dối khác. Do đó, cách tốt nhất để thể hiện tính trung thực trong công việc là nói ra sự thật, sau đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng hay che giấu nữa.
 
Nói dối chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của bạn. Khi chọn cách nói thật, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn, không còn phải bồn chồn lo lắng liệu có ai phát hiện ra mình đang nói dối hay không hay họ sẽ nghĩ về mình như thế nào. Sự trung thực sẽ giúp bạn thành công trong công việc và mọi khía cạnh của cuộc sống.
 

Có sự trung thực trong công việc sẽ tạo được niềm tin với mọi người
 
III. Biểu hiện của trung thực trong công việc
Một số biểu hiện của trung thực không chỉ đơn giản là việc bạn dám chấp nhận mọi lỗi sai thay vì đổ lỗi cho người khác, cạnh tranh công bằng với đồng nghiệp,... Tính trung thực trong công việc còn được thể hiện ở những khía cạnh như:
  • Có quan điểm làm việc vững vàng.
  • Giữ lời hứa, tuân thủ quy tắc.
  • Trung thành tuyệt đối.
  • Thể hiện sự chính trực trong công việc.
  • Tinh thần trách nhiệm cao.
IV. Cách xác định ứng viên, nhân viên có trung thực hay không
 
Để có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên vừa có năng lực lại vừa trung thực, chân thành thì mỗi nhà tuyển dụng đều phải chú ý ngay từ quá trình phỏng vấn và ký hợp đồng lao động. Mặc dù trên thực tế, rất khó để có đánh giá chuẩn xác về tính cách của một người chỉ sau một (vài) lần gặp nhưng vẫn có một số mẹo để bạn có thể "kiểm tra" độ trung thực của họ.
 
1. Kiểm tra thông tin qua người tham vấn thông tin
 
Đối với thông tin ứng viên viết trong CV hoặc chia sẻ trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể gọi điện hoặc gửi email xác nhận lại với người tham vấn. Trong trường hợp này, bạn thường sẽ hỏi được về kinh nghiệm làm việc hay trình độ học vấn từ đánh giá của sếp cũ/giảng viên. Những ứng viên nói dối, viết những điều không có thật trong CV xin việc nghĩa là họ không trung thực nhưng vẫn có trường hợp ứng viên đã "đánh tiếng" trước thì câu trả lời bạn nhận được chưa chắc đáng tin hoàn toàn.
 
2. Đặt câu hỏi khéo léo
 
Một phương pháp khác có thể sẽ hữu ích là cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn tuyển dụng. Bằng cách đặt ra một số "bẫy giao tiếp", nhà tuyển dụng ít nhiều sẽ phát hiện được vấn đề nếu ứng viên không trung thực. Chẳng hạn như, ứng viên viết rằng họ nhận được khen thưởng sau 1 năm làm việc thì khi phỏng vấn, bạn có thể hỏi sâu hơn về việc khen thưởng dựa trên tiêu chí nào, giải thưởng ra sao, họ đạt được gì?... Nếu ứng viên nói dối thì rất dễ thông tin không khớp với nội dung CV.
 

Cách kiểm tra sự trung thực của ứng viên khi phỏng vấn
 
3. Quan sát thái độ, cách phản ứng và tương tác
 
Phương pháp này tương đối khó thực hiện và dễ mang tính chủ quan nhưng ở một khía cạnh nào đó thì lại chuẩn xác nhất. Ấn tượng với một người mới gặp trong phỏng vấn hoặc nhân viên mới trong văn phòng thường quyết định cách hòa nhập, giao tiếp sau này. Ở cương vị nhà tuyển dụng hoặc người quản lý, bạn hoàn toàn có thể đánh giá mức độ trung thực của ứng viên, nhân viên dựa trên cách họ phản ứng và tương tác - cả với bạn cũng như với đồng nghiệp.
 
Để làm được, bạn sẽ cần chú ý đọc sách, có sự nhạy cảm, tinh tế và óc quan sát xuất sắc. Từ đó, thông qua ánh mắt, ngắt ngứ trong câu nói... bạn cũng sẽ nhận ra nhân viên, ứng viên của mình đang nói thật hay nói dối. Dĩ nhiên, bạn cần cẩn thận để không nhìn nhận phiến diện, đôi khi chỉ vì họ tự ti, quá lo lắng nên đảo mắt liên tục hoặc không dám nhìn thẳng, không nhất thiết là họ không trung thực.
 
Sự trung thực trong công việc mang đến những lợi ích thiết thực cho cả sếp và nhân viên. Những người trung thực không chỉ hiểu rõ trung thực trong công việc là gì mà còn biết cách để áp dụng nó trong mọi hoàn cảnh công việc cũng như cuộc sống. Đây cũng là nền tảng để tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh nơi công sở.
Số lượt đọc: 1028 -