• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

113632
Tổng số truy cập:113632
Khách đang online: 439
Tầm nhìn ngành giáo dục - Hướng đi nào cho các cử nhân sư phạm trong tương lai
Ngày đăng tin: 31/10/2022 21:46

Cơ hội việc làm sau khi ra trường luôn là mối quan tâm của mọi người, ở mọi ngành nghề khác nhau. Đây cũng là một trong những câu hỏi luôn được nhắc tới khi nói về tầm nhìn ngành giáo dục - hướng đi nào cho các cử nhân sư phạm trong tương lai? Liệu sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường xin việc có dễ?

Nhiều năm trở lại đây, điểm tuyển sinh đầu vào của ngành sư phạm cực kỳ thấp. Nhiều trường thậm chí còn không tuyển đủ chỉ tiêu mặc dù với mức điểm thấp kỷ lục như vậy. Điều này cũng khiến cho các chuyên gia trong ngành giáo dục và thậm chí là chính các bậc phụ huynh quan ngại về chất lượng đầu ra của ngành này - một trong những ngành có vai trò quan trọng hàng đầu với sự phát triển của đất nước.
 

Triển vọng phát triển ngành giáo dục trong tương lai
 
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và có hướng đi nào cho những người thực sự đam mê với sự nghiệp giáo dục? Hãy cùng Cevn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
 
1. Nhu cầu tuyển dụng ngành giáo dục
 
Có lẽ sẽ rất nhiều người ngạc nhiên khi mà ngành giáo dục được đưa vào danh sách 13 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cao nhất ở Việt Nam trong tương lai gần. Trên thực tế, ngành giáo dục đã phải đối mặt với tình trạng thừa nhân lực trong suốt thời gian qua, khiến cho tỷ lệ sinh viên đăng ký vào các trường Đại học/Cao đẳng sư phạm giảm đi đáng kể theo từng năm. Chính điều này lại là lý do khiến cho ngành này trở nên khát nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.
 
Bên cạnh đó, đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của toàn ngành giáo dục và đào tạo cũng khiến cho nhu cầu tuyển dụng giáo viên mầm non và nhân viên bảo mẫu tăng cao. Năm nay, cả nước cần khoảng 240,000 người trong ngành giáo dục mầm non, mức tăng trung bình qua các năm là 6,600 người.
 
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiểu học (chủ yếu là giáo viên tiếng Anh) và trung học cơ sở cũng tăng đáng kể, với mức tăng bình quân lần lượt là 5,750 và 9,850 người ở mỗi cấp học. Nhu cầu nhân lực được dự báo vào khoảng 522,000 người đối với giáo dục tiểu học và 480,000 đối với giáo dục trung học cơ sở.
 
Bậc giáo dục trung học phổ thông có nhu cầu nhân lực thấp hơn, chỉ khoảng 148,000 người nhưng vẫn là cơ hội tốt đối với những người thực sự yêu thích nghề giáo.
 
Ngoài ra hiện nay có rất nhiều những trường công lập các cấp, hay những trung tâm giáo dục tạo nhiều việc làm cho người lao động. Các bạn có thể tìm hiểu thêm các doanh nghiệp tuyển chuyên viên tư vấn giáo dục, có thể là các trung tâm đào tạo ngôn ngữ, Anh, Nhật, Hàn... Tùy thuộc vào khả năng của bản thân cùng với chuyên môn của mình để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.
 
2. Hướng đi cho các cử nhân sư phạm trong tương lai
 
Nếu như một vài năm trước đây, câu chuyện tốt nghiệp ra trường của các cử nhân sư phạm chỉ bó buộc trong việc về quê nộp đơn xin việc ở một trường học công lập, thi công chức rồi vào biên chế nhà nước và sống một cuộc đời nhàn hạ thì nay mọi chuyện đã hoàn toàn khác.
 
Sinh viên sư phạm ngày nay cũng năng động không kém những ngành nghề khác. Công việc biên chế không còn là tất cả những gì mà họ muốn. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đây cũng là một trong những điểm đến hoàn hảo cho các sinh viên sư phạm trong tương lai.
 
Các tập đoàn giáo dục tư nhân đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong ngành. Các trường học tư thục, trung tâm tiếng Anh, trung tâm ngoại ngữ - tin học,... đã giúp những sinh viên sư phạm với tư duy hội nhập bớt lo lắng hơn về cơ hội việc làm sau khi ra trường và không còn bị bó buộc bởi 2 chữ "biên chế" vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức.
 
Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ cũng mang đến cho các cử nhân sư phạm nhiều cơ hội làm việc mới. Những lớp học trực tuyến được mở ra ngày càng nhiều, tạo cho các bạn sinh viên mới ra trường nhiều cơ hội làm việc để nâng cao thu nhập bên cạnh lớp học truyền thống.
 

Thu nhập của việc làm ngành giáo dục cao hay thấp?
 
3. Mức lương ngành giáo dục
 
Về cơ bản, mức lương của giáo viên sẽ phụ thuộc vào trình độ đào tạo của họ và kèm theo phụ cấp ưu đãi. Theo quy định mới, lương giáo viên sẽ được trả theo vị trí việc làm và tính chất phức tạp của công việc mà họ phải thực hiện. Phụ cấp thâm niên sắp tới sẽ bị loại bỏ khỏi bảng lương, thay vào đó là phụ cấp theo những giá trị thực tế mà họ mang lại cho xã hội. Nhờ đó mà thu nhập của những người mới bước vào nghề sẽ cao hơn và ít chênh lệch hơn so với những người đã làm việc lâu năm.
 
Trong các cơ sở giáo dục tư nhân, mức lương của giáo viên sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của họ chứ không phải là bằng cấp. Một ví dụ đơn giản là giáo viên mầm non trong các cơ sở công lập thường có mức lương khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, các trường mầm non tư thục là 5 - 6 triệu đồng/tháng nhưng nếu làm việc cho các trường mầm non quốc tế, mức lương của họ có thể đạt đến 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để có được mức lương này, bên cạnh yêu cầu về kiến thức, phương pháp dạy học, sự nhẫn nại, bình tĩnh, họ còn phải sử dụng thành thạo tiếng Anh, nhanh nhẹn trong giao tiếp,...
 
4. Những thách thức khi theo đuổi nghề giáo viên
 
Mặc dù rào cản về biên chế và bậc lương đã được gỡ bỏ nhưng những người theo đuổi ngành sư phạm, cụ thể là giáo viên vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Xu thế hội nhập toàn cầu và sự phát triển của công nghệ đã đặt ra cho các giáo viên tương lai yêu cầu phải thành thạo các kỹ năng công nghệ để phục vụ quá trình dạy học, chứ không chỉ đơn giản là kiến thức chuyên môn sâu để truyền tải cho học sinh như trước đây.
 
Mặc dù vậy nhưng không phải lúc nào họ cũng được trải qua các khóa đào tạo kỹ năng bài bản. Hệ thống giáo dục vẫn chưa thực sự bắt kịp nhu cầu phát triển của xã hội, buộc bản thân những người giáo viên phải tự mình trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.
 
Nếu như trước đây, việc tuyển dụng giáo viên hoàn toàn là dựa vào bằng cấp thì ngày nay, nó còn liên quan đến rất nhiều kỹ năng mềm khác, đặc biệt là đối với những cử nhân sư phạm lựa chọn cống hiến cho các cơ sở giáo dục tư nhân thay vì công lập. Các cơ sở giáo dục tư nhân thường ít khi tuyển dụng giáo viên theo bằng cấp, họ chủ yếu dựa vào năng lực thực tế của ứng viên được chứng minh qua quá trình thử việc.
 
Có thể thấy, quan điểm cử nhân sư phạm ra trường thất nghiệp là hoàn toàn sai lầm. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao ngành giáo dục vẫn rất lớn và bản thân những người giáo viên tương lai cũng có vô vàn những cơ hội để phát triển. Vấn đề đặt ra là bản thân mỗi người cần phải trau dồi cho mình các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và bắt kịp xu hướng phát triển trong ngành giáo dục.
Số lượt đọc: 261 -