• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

147340
Tổng số truy cập:147340
Khách đang online: 69
Phỏng vấn là cuộc thi tâm lý, làm thế nào để trở thành người chiến thắng?
Ngày đăng tin: 03/08/2024 21:07

Vòng phỏng vấn giống như một cuộc thi tâm lý, trong đó nhà tuyển dụng là ban giám khảo và ứng viên chính là những thí sinh của cuộc thi. Vậy để vượt qua những trở ngại tâm lý cùng sức cạnh tranh của nhiều thí sinh khác, bạn cần lưu ý những gì để trở thành người chiến thắng?

 
Tại sao lại ví vòng phỏng vấn tựa như cuộc thi tâm lý?
 
Đối với những doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường hoặc các tập đoàn đa quốc gia, số lượng ứng viên ứng tuyển vào một vị trí thường đạt đến vài trăm, thậm chí là vài ngàn. Vì thế, quá trình ứng tuyển cũng giống như cuộc đua đầy cạnh tranh và khốc liệt.
 
Sau khi qua các vòng như xét duyệt CV, làm bài kiểm tra IQ-EQ thì ứng viên sẽ đến với vòng phỏng vấn. Tại giai đoạn này, các ứng viên sẽ có phần thể hiện khác nhau để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc kiểm tra những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng còn sử dụng thêm nhiều kỹ thuật và câu hỏi để đánh giá cả tính cách, cảm xúc và tư duy của ứng viên. 
 
Việc ví von vòng phỏng vấn giống như một cuộc thi tâm lý là để nhấn mạnh vào tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và đòi hỏi nhiều về mặt tinh thần của các ứng viên khi tham gia vào quá trình tuyển dụng. Vậy nên, vòng phỏng vấn không chỉ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất, mà còn là cơ hội tốt để ứng viên thể hiện những điểm nổi bật trong kỹ năng và tính cách của mình. 

Cách để trở thành “người chiến thắng” vòng phỏng vấn

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
 
Với vòng phỏng vấn ở bất kỳ lĩnh vực, công ty, quốc gia nào thì người có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng sẽ là người nắm được ưu thế thành công nhiều hơn. Để có được kết quả phỏng vấn tốt nhất, bạn cần dành thời gian chuẩn bị các câu trả lời phù hợp xoay quanh những nội dung về kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm, điểm ưu và khuyết của bản thân.
 
Ngoài ra, bạn cũng hãy nghiên cứu thêm về công ty, doanh nghiệp và vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Việc hiểu rõ về lịch sử hình thành và phát triển, các mục tiêu hoạt động, sứ mệnh và giá trị của công ty sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có nhiều hứng thú, quan tâm đối với vị trí này. 
 
Thực hành trước
 
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng về nội dung trả lời, bạn có thể tự luyện tập phỏng vấn trước để tránh tình trạng do hồi hộp, áp lực mà gây sai phạm. Bạn có thể nhờ bạn bè, gia đình hoặc người thân quen đóng vai nhà tuyển dụng và thực hành với họ. 
 
Nếu không tiện, bạn cũng có thể tự thực hành trước gương, hoặc quay video lại để xem lại và đánh giá cách diễn đạt, biểu cảm cũng như cử chỉ của mình. Từ việc luyện tập trước, bạn có thể biết được điểm yếu của mình khi phỏng vấn là gì để từ đó dành thời gian để cải thiện, sửa đổi chúng. Ngoài ra, thực hành trước cũng giúp não bộ bạn ghi nhớ cách trả lời để giúp buổi phỏng vấn thực tế có thể diễn ra trôi chảy, suôn sẻ hơn. 
 
 
Tập trung cả vào ngôn ngữ cơ thể
 
Không chỉ tập trung vào mỗi cách trả lời phỏng vấn, bạn cũng nên luyện tập cách biểu thị ngôn ngữ cơ thể sao cho thật thoải mái, tự tin. Hãy duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, không rung đùi, rung vai để tạo cảm giác chuyên nghiệp.
 
Đồng thời bạn hãy cố gắng duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng để thể hiện sự chú tâm và nghiêm túc của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biểu đạt sự tôn trọng, quan tâm đối với nhà tuyển dụng và vị trí công việc bằng cách lắng nghe thật kỹ lưỡng để trao đổi, đặt câu hỏi.

Thể hiện thái độ tích cực và chuyên nghiệp
 
Một điểm lưu ý cuối cùng dành cho bạn đó chính là hãy thể hiện thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp và tích cực đối với cơ hội phỏng vấn. Những cách mà bạn có thể làm đó chính là đến sớm hơn thời gian phỏng vấn từ 10 – 15 phút; mặc những trang phục thanh lịch, phù hợp; chào hỏi khi bắt đầu và chào tạm biệt khi kết thúc; có thái độ tôn trọng, lịch sự đối với mọi người ở công ty, v.v. 
 
Vòng phỏng vấn giống như một cuộc đua của nhiều thí sinh khác nhau, vì thế bạn cần có thái độ nghiêm túc cũng như có sự chuẩn bị, đầu tư cho vòng thi cuối cùng này. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tạo áp lực quá nặng nề cho bản thân, gây ảnh hưởng đến tâm lý và có thể khiến cho buổi trao đổi không được như ý.
 
 
Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở thái độ chân thành, tự tin và những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế mà bạn có. Hãy luôn chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho bản thân và duy trì tư duy lạc quan, tích cực để dễ dàng gặt hái những thành tựu tốt đẹp bạn nhé! 

 

Số lượt đọc: 119 -